Phiên giao dịch 26/10: VN-Index tìm được điểm tựa, chỉ số chung chưa thể tăng
26/10/2016       

Lực bán mạnh ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều khiến VN-Index giảm sâu. Tuy nhiên, dường như chỉ số đã tìm được điểm tựa vững chắc tại ngưỡng 670 điểm, nên khi vừa về sát mốc này, lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc, hãm đà giảm của VN-Index. Trong khi chỉ số chung của 2 sàn là VNX Allshare tiếp tục có phiên giảm điểm.

 

Lực cầu bắt đáy khá tốt phiên chiều qua đã không để lại dấu ấn tích cực trong phiên sáng nay. Áp lực bán tiếp tục được duy trì, khiến các chỉ số giao dịch dưới mốc tham chiếu trong suốt phiên sáng. Đáng chú ý là thanh khoản phiên sáng nay sụt giảm mạnh đến bất ngờ, khi tổng giá tri giao dịch trên cả 2 sàn chưa đầy 1.000 tỷ đồng.

 

Chính sự tiêu cực của dòng tiền dường như đẩy các chỉ số vào đợt xả hàng mới. Chỉ trong ít phút cuối phiên sáng, áp lực bán đã gia tăng mạnh và tiếp tục được duy trì trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch chiều, VN-Index có thời điểm đã giảm hơn 5 điểm và lùi về mốc 670 điểm.

 

Tại ngưỡng hỗ trợ này, lực cầu bắt đáy cũng đã xuất hiện và phần nào giúp VN-Index hồi phục. Tuy nhiên, do lực cầu không thực sự tốt, trong khi áp lực bán vẫn hiện hữu nên VN-Index lại giảm trở lại về cuối phiên.

 

Trong phiên giao dịch chiều, thanh khoản đã có đôi chút biến chuyển so với phiên sáng, song nhìn chung, đây vẫn là phiên dòng tiền diễn biến rất kém tích cực.

 

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/10, với 127 mã giảm và 102 mã tăng, VN-Index giảm 2,57 điểm (-0,38%) xuống 673,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 102,37 triệu đơn vị, giá trị 1.629,96 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá lớn với 10,4 triệu đơn vị, giá trị hơn 220 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 4,15 triệu cổ phiếu ITA, giá trị hơn 20 tỷ đồng và 1 triệu cổ phiếu HQC, giá trị 5,25 tỷ đồng.

 

Tương tự, với 108 mã giảm và 72 mã tăng, HNX-Index giảm 0,56 điểm (-0,67%) xuống 82,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 39,12 triệu đơn vị, giá trị 426,98 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 5,82 triệu đơn vị, giá trị gần 110 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 3,268 triệu cổ phiếu AAA, giá trị hơn 87,26 tỷ đồng.

 

Trong khi đó, chỉ số chung của 2 sàn là VNX Allshare tiếp tục có phiên giảm thứ 3 kể từ khi ra đời với mức giảm 3,58 điểm (-0,36%), xuống 980,57 điểm. Như vậy, kể từ khi ra đời với mốc điểm đầu tiên là 1.000 điểm vào ngày 24/10, VNX Allshare đã có 3 phiên giảm điểm với tổng mức giảm 1,94%.
 

Việc dòng tiền hết sức hạn chế khiến nhóm cổ phiếu bluechips tiếp tục giao dịch ảm đạm trong phiên chiêu này. Chỉ một vài mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị là HPG (2,55 triệu), BID (1,23 triệu), SSI (1,6 triệu) và tất cả đều giảm điểm. HPG giảm 0,1%, SSI giảm 1,7%, BID giảm 1,1%.

 

Chỉ có một vài mã còn giữ được sắc xanh như VNM, REE, HSG…, song mức tăng không mạnh. Trong khi hàng loạt các mã lớn khác đều giảm điểm là VCB, VIC, MSN, GAS, PVD, BVH, FPT, STB, CTG…

 

Trong khi các mã bluechips giao dịch kém tích cực, thì nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn nhận được sự chú ý của dòng tiền. Tiêu biểu là OGC với hơn 9,3 triệu đơn vị được khớp, nhưng không còn giữ được sắc tím, kết phiên tăng 5,3% lên 1.390 đồng/CP.

 

Tiếp đến là FLC và ITA khi cùng khớp hơn 7 triệu đơn vị, nhưng ITA tăng 1,5%, còn FLC giảm 1%.

 

Một số mã có thanh khoản cao khác như HHS và VHG (cùng khớp hơn 4 triệu đơn vị), HQC, TCH, DLG (cùng khớp hơn 2 triệu đơn vị) KBC (3 triệu đơn vị)…

 

ROS tiếp tục duy trì đà tăng dù đã mất sắc tím, với mức tăng 2,5% lên 74.000 đồng/CP và khớp 1,53 triệu đơn vị.

 

Việc giá dầu thô liên tục giảm và đã lùi về dưới mốc 50 USD/thùng đã ảnh hưởng mạnh đến nhóm cổ phiếu dầu khí, cùng với nhóm ngân hàng tạo sức ép rất lớn trên các chỉ số.

 

Trên HNX, nhóm dầu khí lớn ngoại trừ PVG, còn lại đều giảm điểm. Trong đó, PVS giảm mạnh 2,5% về 19.600 đồng/CP và khớp 1,29 triệu đơn vị.  

 

VCS, VC3 và AAA là các bluechips hiếm hoi còn tăng điểm, song đều khớp lệnh không cao.

 

SHB dẫn đầu thanh khoản HNX với 5,44 triệu đơn vị được khớp, giảm mạnh 3,6% về 5.300 đồng/CP. Ngoài ra, đạt thanh khoản cao còn cón HKB, SCR, PVX, DCS và TTH, nhưng chỉ TTH là tăng điểm.

 

Đáng chú ý, các mã HKB, BII, FID và KVC đều giảm sàn, với lượng dư bán sàn và ATC rất lớn, từ hơn 5-8 triệu đơn vị. Với riêng BII, đây đã là phiên giảm sàn thứ 19 liên tiếp.

 

Theo Đầu tư chứng khoán

Tin mới hơn
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
12/12 Announcement of time adjustment to register to buy bonds issued to the public – 2nd phase 2017
02/05 Thủ tướng Chính phủ giao NHNN hướng dẫn các TCTD giãn nợ, miễn giảm lãi vay chăn nuôi lợn
24/02 Khối ngoại mua ròng mạnh VNM trong phiên 24/2
24/02 Phiên giao dịch 24/2: Cú sốc STB
23/02 Khối ngoại tiếp tục bán mạnh cổ phiếu thép trong phiên 23/2
23/02 Phiên giao dịch 23/2: FLC và HQC vẫn hút tiền, nhưng FIT mới là "ngôi sao"
22/02 Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu HPG trong phiên 22/2
22/02 Phiên giao dịch 22/2: Tiền chảy mạnh, VN-Index may mắn thoát hiểm
Tin cũ hơn
25/10 Khối ngoại bán ròng 3,4 triệu cổ phiếu HHS trong phiên 25/10
25/10 Phiên giao dịch 25/10: Điểm nóng OGC
24/10 Khối ngoại giảm giao dịch, bán ròng mạnh cổ phiếu VNM trong phiên 24/10
24/10 Phiên giao dịch 24/8: VNM đẩy VN-Index xuống dưới 680 điểm
21/10 Khối ngoại gom mạnh cổ phiếu HQC trong phiên 21/10
21/10 Phiên giao dịch 21/10: Vẫn nhiều điểm nóng
20/10 Chốt mạnh FLC, khối ngoại trở lại bán ròng trong phiên 20/10
20/10 Phiên giao dịch 20/10: Dòng tiền đầu cơ vẫn chảy mạnh
19/10 Nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh HPG, mua ròng hơn 45 tỷ đồng trong phiên 19/10
19/10 Phiên giao dịch 19/10: Tiền chảy mạnh

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.300
+0,20 (0,57%)


26.11.2024

Khối lượng giao dịch 4.538.800
(+13,81%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1242,13
(+0,60%)