Phiên giao dịch 23/2: FLC và HQC vẫn hút tiền, nhưng FIT mới là "ngôi sao"
23/02/2017       
Thị trường thiếu chút may mắn để đảo chiều thành công trong phiên giao dịch chiều nay. Trong số các mã đáng chú ý, FLC và HQC vẫn là những địa chỉ hút mạnh dòng tiền, nhưng những "ngôi sao" trong phiên chiều nay là FIT và CDO.

Trong phiên giao dịch sáng, lượng cung lớn được tung vào thị trường sau khi VN-Index leo gần lên mốc 720 điểm, khiến chỉ số này quay đầu rơi mạnh xuống dưới tham chiếu.

Bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực tiếp tục được duy trì đẩy VN-Index lùi về gần mốc 710 điểm. Lúc này, cầu bắt đáy bắt đầu hoạt động và chỉ số dần hồi phục, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh để kéo VN-Index có được sắc xanh.

Dòng tiền vẫn hoạt động hết sức tích cực, giúp thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao.

Diễn biến trên sàn HNX cũng đồng pha với HOSE. HNX-Index hồi phục về cuối phiên, song mức độ hồi phục không tốt như HOSE, trong khi thanh khoản suy giảm tương đối so với phiên trước.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/2, với 160 mã giảm và 96 mã tăng, VN-Index giảm 0,37 điểm (-0,05%) về 716,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 228,28 triệu đơn vị, giá trị 3.803,31 tỷ đồng.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn với hơn 17 triệu đơn vị, giá trị gần 366 tỷ đồng. Các thỏa thuận đáng chú ý có: 7,146 triệu cổ phiếu HQC, giá trị 18,9 tỷ đồng; 3,5 triệu cổ phiếu PGI, giá trị 87,15 tỷ đồng và 1,31 triệu cổ phiếu HAG ở mức giá trần, giá trị 11,37 tỷ đồng.

Tương tự, với 86 mã giảm và 80 mã tăng, HNX-Index giảm 0,35 điểm (-0,41%) về 716,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 43,62 triệu đơn vị, giá trị 399,72 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ khoảng 6 tỷ đồng.

Việc nhóm cổ phiếu trụ hồi phục khá tốt trong nửa cuối phiên chiều, nên VN-Index chỉ còn cách mốc tham chiếu vài bước giá. Chẳng hạn, MSN về mốc tham chiếu, mức giảm tại CTG, VNM, VIC, VCB đã thu hẹp. VNM và CTG giảm tối thiểu, CTG khớp 2,47 triệu đơn vị. VCB giảm 0,8% và khớp 1,45 triệu đơn vị.

Ngược lại, BID và STB tăng điểm kèm thanh khoản mạnh. STB khớp hơn 5,9 triệu đơn vị, BID là 1,9 triệu đơn vị.

Các mã lớn khác như GAS, HPG, SAB, ROS hay GMD, CII, SSI… cũng duy trì sắc xanh. CII tăng tới 6,1% và khớp 2,56 triệu đơn vị. GAS tăng 1,6% và khớp 1,38 triệu đơn vị, tuy nhiên PVD giảm 1,9% và khớp 2,85 triệu đơn vị.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh tại HPG, song với sức cầu nội tốt, nên mã này vẫn duy trì sắc xanh, với mức tăng 1%  và khớp 4,52 triệu đơn vị. Các mã thép khác như HSG, TLH, POM, NKG… đều giảm điểm, trong đó POM giảm sàn, khớp trên 1 triệu đơn vị có HSG và TLH.

Đối với nhóm cổ phiếu nhỏ, dòng tiền tiếp tục dồn mạnh. FLC, HQC và HAG là 3 mã có thanh khoản mạnh nhất, dẫn đầu là FLC với 34,47 triệu đơn vị, tiếp đến là HQC với 24,8 triệu đơn vị, còn HAG là 10,58 triệu đơn vị. Đóng cửa, FLC tăng 6,4% lên 7.450 đồng/CP, HAG tăng 0,2% lên 8.140 đồng/CP và HQC tăng 1,2% lên 2.630 đồng/CP.

Tuy nhiên, gây chú ý trong phiên chiều nay là FIT khi tăng mạnh lên mức giá trần với tổng khớp tới 6,95 triệu đơn vị và còn dư mua trần 2,14 triệu đơn vị.

Các mã khác cũng có mức tăng tốt như GTN lên mức trần, khớp được 2,32 triệu đơn vị. ROS tăng 0,7% lên 145.600 đồng/CP và khớp 3,07 triệu đơn vị.

Cũng khá đáng chú ý là mức tăng trần kèm thanh khoản cao của FCN và TCM, lần lượt khớp 2,27 triệu và 1,21 triệu đơn vị. 

CDO có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp sau 4 phiên giảm sàn liên tục trước đó và khớp được 4,22 triệu đơn vị.

Dù gần đây không xuất hiện thông tín đáng chú nào, nhưng BCG có đột biến thanh khoản trong phiên này với 6,44 triệu đơn vị được sang tên, kết phiên tăng 4,8% lên 5.240 đồng/CP.

Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu trụ hoạt động không mấy tích cực nên hỗ trợ không tốt cho chỉ số HNX-Index. Các mã như NTP, VCS, DBC, CEO, PVS, PVB… đều giảm điểm, còn ACB, LAS, PVC đứng giá tham chiếu. HUT tăng nhẹ, khớp 1,18 triệu đơn vị.

KLF, SHB và HBK là 3 thanh khoản tốt nhất sàn HNX khi cùng khớp trên 3 triệu đơn vị, trong đó KLF dẫn đầu với 3,46 triệu đơn vị. Kết phiên, cả 3 cùng đứng giá tham chiếu.

Khác với 2 sàn chính, sàn UPCoM duy trì được sắc xanh trong cả phiên giao dịch hôm nay, dù chịu không ít rung lắc mạnh. Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,27%) lên 55,48 điểm.

Đáng chú ý, thanh khoản của HVN phiên này có đột biến lớn, với 5,427 triệu cổ phiếu được sang tay và cũng là mức cao nhất kể từ khi cổ phiếu này lên sàn. Tuy nhiên, HVN kết phiên giảm mạnh 8,7% về 36.800 đồng/CP, cũng là mức giá gần thấp nhất kể từ khi lên UPCoM.

Nhiều mã lớn khác như MSR, ACV, GEX, SEA, VIB, NAS, SAS… cũng đều giảm điểm.

SBS khớp thứ 2 với 1,75 triệu đơn vị và tăng trần lên 1.300 đồng/CP.

Theo Đầu tư chứng khoán 

Tin mới hơn
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
12/12 Announcement of time adjustment to register to buy bonds issued to the public – 2nd phase 2017
02/05 Thủ tướng Chính phủ giao NHNN hướng dẫn các TCTD giãn nợ, miễn giảm lãi vay chăn nuôi lợn
24/02 Khối ngoại mua ròng mạnh VNM trong phiên 24/2
24/02 Phiên giao dịch 24/2: Cú sốc STB
23/02 Khối ngoại tiếp tục bán mạnh cổ phiếu thép trong phiên 23/2
Tin cũ hơn
22/02 Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu HPG trong phiên 22/2
22/02 Phiên giao dịch 22/2: Tiền chảy mạnh, VN-Index may mắn thoát hiểm
21/02 Khối ngoại mua ròng 190 tỷ đồng trong phiên 21/2
21/02 Phiên giao dịch 21/2: Nóng cổ phiếu bất động sản
20/02 Khối ngoại mua ròng hơn 100 tỷ đồng, nhưng bán mạnh cổ phiếu bất động sản trong phiên 20/2
20/02 Phiên giao dịch 20/2: Cổ phiếu bất động sản nổi sóng, VN-Index đảo chiều tăng điểm
17/02 Khối ngoại bán ròng VNM trong phiên 17/2 sau 28 phiên mua ròng liên tiếp
17/02 Phiên giao dịch 17/2: Nhóm bất động sản tăng mạnh, VN-Index vẫn "chào thua"
16/02 Khối ngoại tăng mạnh giao dịch, mua ròng hơn 200 tỷ đồng trong phiên 16/2
16/02 Phiên giao dịch 16/2: Lực bán tăng đột ngột, VN-Index trượt chân lao dốc

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.000
0,00 (0,00%)


22.11.2024

Khối lượng giao dịch 6.181.600
(-21,99%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1228,10
(-0,02%)