Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng tiếp tục thăng hoa trong phiên giao dịch chiều, trong đó đặc biệt là FLC bất ngờ nổi sóng khi tăng vọt lên mức giá trần với lượng dư mua trần rất lớn.
Trong phiên giao dịch sáng, nhờ sự khởi sắc của nhóm bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng và sự hỗ trợ của nhóm dầu khí, VN-Index đã duy trì được đà tăng bất chấp gặp lực cản từ nhóm ngân hàng, cũng như một số mã lớn khác.
Bước vào phiên giao dịch chiều, trong khi GAS hạ nhiệt, chỉ còn tăng nhẹ 0,17%, lên 59.100 đồng, thì đà tăng của các mã dầu khí còn lại được nới rộng, trong đó PVD lên sát mức trần 22.700 đồng, tăng 6,57% với 4,25 triệu đơn vị được khớp.
Tuy nhiên, đáng chú ý là sự thăng hoa của nhóm bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, giúp VN-Index bứt tốc, HNX-Index cũng lấy lại đà tăng.
Trong nhóm bất động sản và xây dựng, FLC và HAR có sức hút lớn nhất khi bước vào phiên chiều khi lượng dư bán còn lại ở phiên sáng đều được hấp thụ hết một cách nhanh chóng, kéo cả 2 lên mức trần 5.980 đồng và 2.910 đồng với dự mua trần lượt lượt hơn 2,6 triệu đơn vị và hơn 0,26 triệu đơn vị. Trong đó, FLC được khớp tới 21 triệu đơn vị, còn HAR được khớp 2,9 triệu đơn vị.
FLC nổi sóng có thể xuất phát từ thông tin bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc cho biết, năm 2017, FLC đặt kế hoạch tăng trưởng 100%, với doanh thu riêng từ bất động sản lên tới 13.000 tỷ đồng.
Trong nhóm này, ngoại đại gia VIC đang gặp khó ở tham chiếu và một vài mã khác vẫn đang giảm giá, còn lại đa số đều tăng khá mạnh. Ngoài FLC và HAR, nhóm này còn có SC5, UDC, CDO cũng có sắc tím. Trong khi đó, các mã tăng mạnh khác còn phải kể đến HDG tăng 6,38%, lên 27.500 đồng; D2D tăng 4,68%, DXG tăng 3,10%, ITC tăng 4,5%, TDH tăng 3,96%, VPH tăng 3,5%, NVL tăng hơn 0,68%...
Trong nhóm vật liệu xây dựng, cả sắt thép và xi măng đều tăng tốt. Trong nhóm sắt thép có POM, DNY, thì nhóm xi măng có BCC, SCJ có sắc tím. Các mã khác như HPG, HSG, SMC, TLH tăng mạnh với thanh khoản tốt…
Ngoài ra, cũng phải kể đến nhiều mã riêng lẻ khác cũng bất ngờ nổi sóng trong phiên chiều như TTF, VHG, MCG, ATG, cùng với các mã của phiên sáng còn duy trì sắc tím như APG, AGR, TAC, SGT.
Trong khi đó, bất chấp báo cáo lỗ rong 1.020 tỷ đồng trong năm 2016, đánh dấu năm thua lỗ đầu tiên trong 10 năm qua, nhưng mức lỗ của HAG trong quý IV/2016 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khiến nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào tình hình Công ty đang dần được cải thiện, nên mạnh dạn mua vào, giúp HAG tăng tốt với thanh khoản cao.
Ngoài ra, vấn đề của HAG hiện nay không phải là lỗ lãi, mã chính là dòng tiền. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016 của HAG, tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của HAG ở mức hơn 53.015 tỷ đồng, tăng 7,7% kể từ đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 794 tỷ đồng, giảm 18%, hàng tồn kho giảm mạnh 45,6%, còn 1.986 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty tăng thêm 3.141 tỷ đồng lên hơn 36.103 tỷ đồng; trong đó nợ ngắn hạn tăng nhẹ lên 13.883 tỷ đồng. Nợ dài hạn hơn 22.219 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn với hơn 20.794 tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu kỳ.
Chốt phiên, HAG tăng 2,97%, lên 6.240 đồng với 9,86 triệu đơn vị được khớp, HNG cũng tăng 4,24%, lên 8.860 đồng với 3,3 triệu đơn vị được khớp.
Về cuối phiên, dù hạ nhiệt do chịu tác động từ nhóm ngân hàng và một vài bluechip khác như MSN, BHN, nhưng vẫn giữ được ngưỡng 705 điểm khi chốt phiên đầu tuần mới.
Cụ thể, kết thúc phiên 13/2, VN-Index tăng 2,12 điểm (+0,30%), lên 705,9 điểm với 160 mã tăng và 93 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 161,2 triệu đơn vị, giá trị 2.771,45 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 145 tỷ đồng.
Trong nhóm ngân hàng, STB là mã giảm mạnh nhất khi mất 1,96%, xuống 10.000 đồng với gần 1,79 triệu đơn vị được khớp, BID giảm 1,46%, xuống 16.850 đồng với 2,36 triệu đơn vị được khớp, VCB giảm 1,12%, xuống 38.850 đồng với 1,49 triệu đơn vị được khớp, CTG giảm nhẹ 0,27%, xuống 18.500 đồng với 1,94 triệu đơn vị được khớp. Trong khi đó, EIB lại tăng 1,43%, lên 10.650 đồng, MBB tăng 1,77%, lên 14.400 đồng.
Các mã lớn khác, ngoài VIC, VNM cũng trở lại ngưỡng tham chiếu, trong khi BHN giảm 1,44%, xuống 115.600 đồng, MSN giảm nhẹ 0,48%, xuống 41.800 đồng…
Trong nhóm dầu khí, trong khi GAS chỉ còn duy trì đà tăng nhẹ
Trên HNX, đà giảm của ACB đã hãm bớt (-1,67%, xuống 23.500 đồng với 1,1 triệu đơn vị được khớp) nhờ lực cầu chảy mạnh, trong khi nhóm dầu khí nới rộng đà tăng, thậm chí PVB lên mức trần 11.200 đồng. PVS cũng tăng 5,4%, lên 19.100 đồng với 3,15 triệu đơn vị được khớp, PVC tăng 5,95%, lên 8.900 đồng.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự khởi sắc của VCG khi tăng 3,95%, lên 15.800 đồng với 3,86 triệu đơn vị được khớp - lớn nhất sàn HNX, SHB tăng 2%, lên 5.100 đồng với 3,07 triệu đơn vị được khớp, VCS tăng 1,44%, lên 141.000 đồng…
Do đó, chốt phiên, HNX-Index tăng 0,19 điểm (+0,23%), lên 86,23 điểm với 82 mã tăng và 85 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 39,7 triệu đơn vị, giá trị 409,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 12,86 tỷ đồng.
Trên UPCoM, với đà tăng tốt của ACV, HVN, SDI, FOX, GEX, VGG, TIS giữ được đà tăng, cũng như sắc xanh chiếm ưu thế so với sắc đỏ, UPCoM-Index cũng đảo chiều thành công khi chốt phiên tăng nhẹ 0,02 điểm (+0,04%), lên 54,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,69 triệu đơn vị, giá trị 83,44 tỷ đồng.
Chốt phiên, ACV tăng 1,78%, lên 51.600 đồng, HVN tăng 5,76%, lên 44.100 đồng, VGG tăng 2,9%, lên 63.800 đồng, GEX tăng 3,52%, lên 20.600 đồng… Các mã có mức tăng trần ấn tượng như HD2, SDJ, SGR.
Ở chiều ngược lại, một số mã lớn khác lại giảm như MCH giảm 2,23%, xuống 74.500 đồng, NAS giảm 3,87%, xuống 29.800 đồng, NCS giảm 1,53%, xuống 58.000 đồng…
Theo Đầu tư chứng khoán