Phiên giao dịch 08/2: VN-Index thoát hiểm, KLF bị chốt lời ồ ạt
08/02/2017       

Cũng giống phiên hôm qua, thị trường đã có cú bật ngược trở lại ngay khi tiếp cận mốc 700 điểm và thoát hiểm về cuối phiên giao dịch. Bên cạnh dòng tiền tích cực chảy vào các mã đầu cơ vừa và nhỏ, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng khá hấp dẫn với giao dịch sôi động trong phiên 8/2.

 

Dù mở cửa khá thuận lợi sau phiên tăng điểm trở lại trong ngày hôm qua (7/2) nhưng thiếu sự hỗ trợ tích cực từ các cổ phiếu bluechip khi các mã này phân hóa nhẹ quanh mốc tham chiếu khiến thị trường rung lắc, chỉ số VN-Index liên tục đổi sắc trong phiên sáng 8/2.


Sau khi bước hụt khi chốt phiên sáng, chỉ số VN-Index đã hồi phục nhẹ ngay khi bước sang phiên giao dịch chiều. Tuy nhiên, áp lực bán thường trực khiến thị trường nhanh chóng quay trở lại xu hướng giảm điểm.

 

Chỉ số VN-Index đe dọa mốc 700 điểm sau gần 40 phút giao dịch nhưng đã bật ngược trở lại ngay khi tiếp cận ngưỡng này và thoát hiểm thành công.

 

Đóng cửa, sàn HOSE có 130 mã tăng và 118 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,13 điểm (+0,02%) lên 702,04 điểm. Thanh khoản giảm đáng kể so với phiên hôm qua, với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 156,1 triệu đơn vị, giá trị 2.681,42 tỷ đồng. VN30-Index tăng 1,49 điểm (+0,23%) lên 657,97 điểm khi có 16 mã tăng, 9 mã giảm và 5 mã đứng giá.

 

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng có phần tích cực hơn, góp phần hỗ trợ tốt cho đà hồi phục của thị trường. Trong khi BID, CTG vẫn giao dịch trong sắc đỏ khi lần lượt giảm 0,58% và 1,65% thì VCB khởi sắc sau thông tin Chủ tịch HĐQT Nghiêm Xuân Thành mua thành công 10.000 cổ phiếu, với mức tăng 1,3%; các mã khác như MBB tăng 1,07%, STB tăng 1,32%.

 

Đây cũng là nhóm hút mạnh dòng tiền trong phiên hôm nay, trong đó, BID khớp lệnh thành công 3,72 triệu đơn vị, CTG khớp hơn 2,9 triệu đơn vị, STB khớp 3,24 triệu đơn vị, VCB khớp 1,79 triệu đơn vị, MBB khớp 0,37 triệu đơn vị.

 

Ở nhóm trụ cột chính, dù MSN quay lại mốc tham chiếu, BVH đảo chiều tăng nhẹ 100 đồng nhưng cổ phiếu lớn ngành bất động sản VIC vẫn chưa thoát khỏi sắc đỏ, GAS tiếp tục nới nới rộng đà giảm với biên độ giảm 1,5% xuống mức giá thấp nhất ngày 59.100 đồng/CP, là những gánh nặng khiến thị trường thiếu sức bật.

 

Đáng chú ý, sắc tím tiếp tục lan rộng hơn trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Bên cạnh những mà như VHG, ATG, UDC, MCG trong phiên chiều còn có thêm sự góp mặt của VRC, SGT, HAS, DAH, CIG, AGF.

 

HVG đã chính thức đảo chiều thành công sau 4 phiên giảm sàn liên tiếp bởi thông tin tiêu cực từ kết quả kinh doanh. Với mức tăng 4,7%, HVG đóng cửa tại giá 7.070 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh thành công 2,29 triệu đơn vị.

 

Trong khi đó, FLC tiếp tục chịu áp lực bán ra sau những phiên tăng giá trước đó. Đóng cửa, FLC giảm 3% đứng tại mức giá 5.510 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 16,12 triệu đơn vị.

 

Sàn HNX cũng có diễn biến khá giống phiên sáng, chỉ số HNX-Index đã có cú bật ngược trở lại khi chạm mốc 84 điểm và dần hồi phục sắc xanh. Tuy nhiên, thiếu điểm tựa vững chắc khiến thị trường không thoát khỏi sắc đỏ.

 
Đóng cửa, HNX-Index giảm nhẹ 0,09 điểm (-0,1%) đứng tại mức 85,14 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 33,85 triệu đơn vị, giá trị 303,36 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,11 triệu đơn vị, giá trị hơn 21 tỷ đồng.

 

Các cổ phiếu nhóm dầu khí đóng vai trò là lực hãm chính, trong đó, PVC giảm 2,35%, PVS giảm 2,2%, PLC giảm 0,74%, PGS giảm 1,82%...

 

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, ACB có thời điểm bật tăng nhưng lực cầu chưa đủ mạnh trong khi áp lực bán thường trực khiến ACB đóng cửa ở mức giá tham chiếu 23.700 đồng/CP và khớp lệnh thành công 626.300 đơn vị.

 

Tâm điểm đáng chú ý là KLF. Sau 3 phiên tăng trần, KLF đã chịu áp lực chốt lời mạnh và quay đầu giảm sàn trong phiên 8/2. Với mức giảm 7,4%, KLF đóng cửa tại mức giá 2.500 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh thành công hơn 6 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn, dư bán sàn 0,48 triệu đơn vị.

 

Trên sàn UPCoM

 

Sau khi thất bại ở cuối phiên sáng, thị trường đã không thể hồi phục trong phiên chiều. Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,19%) xuống mức 54,78 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 3,98 triệu đơn vị, giá trị hơn 73 tỷ đồng.

 

SPA là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản trên sàn với hơn 1,6 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công. Đóng cửa, SPA tăng gần 1,5% lên mức 13.600 đồng/CP, sau 13 phiên liên tiếp đứng giá tham chiếu trước đó.

 

Trong khi đó, TIS lùi về vị trí thứ 2 với khối lượng khớp lệnh đạt 361.300 đơn vị và đóng cửa tại mức giá tham chiếu 9.300 đồng/CP.

 

Theo Đầu tư chứng khoán

Tin mới hơn
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
12/12 Announcement of time adjustment to register to buy bonds issued to the public – 2nd phase 2017
02/05 Thủ tướng Chính phủ giao NHNN hướng dẫn các TCTD giãn nợ, miễn giảm lãi vay chăn nuôi lợn
24/02 Khối ngoại mua ròng mạnh VNM trong phiên 24/2
24/02 Phiên giao dịch 24/2: Cú sốc STB
23/02 Khối ngoại tiếp tục bán mạnh cổ phiếu thép trong phiên 23/2
23/02 Phiên giao dịch 23/2: FLC và HQC vẫn hút tiền, nhưng FIT mới là "ngôi sao"
22/02 Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu HPG trong phiên 22/2
22/02 Phiên giao dịch 22/2: Tiền chảy mạnh, VN-Index may mắn thoát hiểm
Tin cũ hơn
07/02 Khối ngoại thỏa thuận lớn SAB và FPT, tiếp tục mua ròng mạnh VNM trong phiên 7/2
07/02 Phiên giao dịch 07/2: Bất ngờ
06/02 Khối ngoại tiếp tục bán mạnh cổ phiếu vừa và nhỏ trong phiên 06/2
06/02 Phiên giao dịch 06/2: Cổ phiếu nhỏ nổi sóng, bluechip bị chốt lời
03/02 Khối ngoại bán mạnh cổ phiếu DLG và LCG trong phiên 3/2
03/02 Phiên giao dịch 03/2: FLC-KLF khuấy động thị trường
02/02 Khối ngoại bán ròng chưa tới 15 tỷ đồng trong phiên đầu tiên của năm Đinh Dậu
02/02 Phiên giao dịch 02/2: Thị trường khởi sắc, cặp đôi HAG - HNG đua nhau tăng trần
02/02 Phiên giao dịch 25/1: VN-Index xác lập kỷ lục 9 năm
24/01 Khối ngoại mua ròng hơn 180 tỷ đồng trong phiên 24/1

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.400
+0,05 (0,15%)


03.05.2024

Khối lượng giao dịch 6.160.500
(-4,65%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1221,03
(+0,38%)