Áp lực bán mạnh gia tăng trong phiên chiều ở nhóm ngân hàng, thép, khoáng sản khéo VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Tuy nhiên, thị trường vẫn có những điểm sáng, đặc biệt là VNM, giúp VN-Index giữ được mốc hỗ trợ 660 điểm.
Ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực bán đã gia tăng mạnh ở hầu hết các mã, khiến hàng trăm mã giảm giá, trong đó có nhiều mã giảm sàn.
KSB sau thông tin ông Võ Trường Thành thôi giữ chức danh Chủ tịch HĐQT đã bị các nhà đầu tư bán ồ ạt, kéo mã này về mức sàn 68.500 đồng với tổng khớp hơn 1,25 triệu đơn vị và còn dư bán sàn.
TTF vẫn yên vị ở mức sàn 37.800 đồng do không ai dám mạo hiểm mua vào, tương tự DRH cũng bị kéo về mức sàn 68.000 đồng và còn dư bán sàn.
Trong khi đó, VIC cũng bị bán khá mạnh, nhưng không tạo ra cú sốc như chiều qua, mà chỉ giảm về mức thấp nhất ngày 50.000 đồng (-3,85%) với gần 1 triệu đơn vị được khớp.
Không chỉ VIC, các mã lớn khác như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, MSN, FPT… cũng chìm trong sắc đỏ. Trên bảng điện tử, số mã giảm gấp 5 lần số mã tăng và nhiều nhà đầu tư đã nghĩ đến kịch bản xấu cho VN-Index sẽ lao dốc và đánh mất mốc 660 điểm trong phiên chiều nay.
Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra khi thị trường vẫn có một “má phanh” chất lượng là VNM. Sau khi lình xình trong phiên sáng, VNM bất ngờ khởi sắc trong phiên chiều với lực cầu tương đối tốt, kéo mã này từ sát mức tham chiếu, lên mức cao nhất trong ngày là 159.000 đồng (+3,92%), sau đó dao động quan ngưỡng 158.000 đồng.
Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra khi thị trường vẫn có một “má phanh” chất lượng là VNM. Sau khi lình xình trong phiên sáng, VNM bất ngờ khởi sắc trong phiên chiều với lực cầu tương đối tốt, kéo mã này từ sát mức tham chiếu, lên mức cao nhất trong ngày là 159.000 đồng (+3,92%), trước khi đóng cửa ở mức 158.000 đồng, tăng (3,27%) với tổng khớp 1,55 triệu đơn vị.
Chính nhờ sự khởi sắc của VNM nên VN-Index không những không lao dốc, mà đà giảm còn được thu hẹp dần dù số mã giảm chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử.
Tuy nhiên, trong đợt ATC, lực bán gia tăng mạnh ở nhiều mã lớn như VIC, VCB, MSN, GAS, PVD, BVH khiến VN-Index giảm khá mạnh về sát mốc hỗ trợ 660 điểm, dù độ rộng của thị trường được thu hẹp.
Tương tự, HNX-Index cũng chịu áp lực bán mạnh trong phiên chiều với số mã giảm gấp đôi số mã tăng, nên cũng có mức giảm khá mạnh.
Chốt phiên hôm nay, VN-Index giảm 7,5 điểm (-1,12%), xuống 660,26 điểm với 75 mã tăng trong khi có 154 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 129,39 triệu đơn vị, giá trị 2.374,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,5 triệu đơn vị, giá trị 127 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,88%), xuống 85,49 điểm với 66 mã tăng và 134 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,3 triệu đơn vị, giá trị 517 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Ngoài VIC, nhiều mã lớn khác cũng đóng cửa ở mức thấp nhất ngày, như MSN ở mức 67.000 đồng, giảm 0,74%, GAS giảm 2,34%, xuống 62.500 đồng, PVD giảm 3,52%, xuống 27.400 đồng, BVH giảm 3,91%, xuống 61.500 đồng…
Trong nhóm ngân hàng, BID và MBB đóng cửa ở mức thấp nhất ngày 17.700 đồng và 15.100 đồng, giảm lần lượt 1,67%, 0,66%; các mã khác dù thoát mức thấp nhất ngày, nhưng cũng giảm khá mạnh, như VCB giảm 1,79%, xuống 55.000 đồng, CTG giảm 2,2%, xuống 17.800 đồng, STB giảm 3,45%, xuống 11.200 đồng, EIB giảm 1,67%, xuống 11.800 đồng.
KSA dù rất nỗ lực và có lực cầu rất tốt, nhưng cũng không thể tránh khỏi mức sàn khi chốt phiên hôm nay. Đóng cửa, KSA đứng ở mức giá 2.200 đồng với 17,9 triệu đơn vị được khớp.
Trái ngược với nhóm khoáng sản, ITA lại bất ngờ nhận được lực cầu tốt trong đợt ATC, trong đó lệnh mua ATC rất nhiều, giúp mã này có giao dịch đột biến trong đợt này với hơn 8 triệu đơn vị được khớp và đảo chiều thành công, đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày 5.200 đồng, tăng 4%. Tổng khối lượng khớp trong phiên hôm nay đạt 13,6 triệu đơn vị, đứng sau KSA.
Các mã thị trường khác là FIT, FLC cũng chỉ có thanh khoản như bình thường và may mắn giữ được tham chiếu khi chốt phiên.
Nhóm cổ phiếu thép tiếp tục nới rộng đà giảm, trong đó HSG, HPG, SMC đóng cửa ở mức thấp nhất ngày, VIS và TLH dù thoát khỏi mức giá thấp nhất ngày, nhưng cũng giảm rất mạnh. Cụ thể, HSG giảm 5,25%, xuống 41.500 đồng, HPG giảm 2,14%, xuống 41.100 đồng, SMC giảm 6,06%, xuống 15.500 đồng, TLH giảm 2,54%, xuống 11.500 đồng, VIS giảm 3,26%, xuống 12.000 đồng.
Trên HNX, trong khi các mã khoáng sản trên HOSE chịu áp lực lớn và đang đều được giao dịch ở mức sàn hoặc gần mức giá này, thì ACM trên HNX vẫn yên vị ở mức giá trần 1.900 đồng với mức dư mua giá trần ngày một nhiều hơn, trong khi bên bán đã găm lại, khiến tổng khối lượng khớp vẫn ở mức 5,79 triệu đơn vị như phiên sáng.
Trong khi đó, VCG bị bán mạnh và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày 15.000 đồng, giảm 9,09% với 5,21 triệu đơn vị được khớp, SCR giảm 3,78%, xuống mức thấp nhất ngày 10.200 đồng với 3,45 triệu đơn vị được khớp, VGS cũng giống các cổ phiếu thép trên HOSE, giảm mạnh 4,48%, xuống 12.800 đồng.
Sắc xanh hiếm hoi trong HNX30 là AAA với mức tăng tối thiểu 1 bước giá, đóng cửa ở mức 32.200 đồng.