Cơ hội mở rộng tín dụng với lĩnh vực dệt may
26/05/2016       

Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá là cơ hội lớn cho lĩnh vực dệt may trong thời gian tới nên nhu cầu vốn tín dụng đầu tư, mở rộng sản xuất cũng sẽ gia tăng.

 

Dệt may là nhóm ngành hàng trọng điểm được VietinBank ưu tiên cấp tín dụng
Dệt may là nhóm ngành hàng trọng điểm được VietinBank ưu tiên cấp tín dụng

 

Trong định hướng kinh doanh sắp tới, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ tham gia đầu tư các chuỗi sản xuất liên hợp, bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may mặc tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (dự kiến quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng). Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) sẽ tài trợ vốn dự án này (dự kiến tài trợ 1.050 tỷ đồng). Ngoài ra, VietinBank cũng sẽ tài trợ cho dự án của Vinatex tại Tuyên Quang với tổng mức đầu tư trên 240 tỷ đồng.

 

Bên cạnh việc tài trợ cho dự án của Vinatex, VietinBank còn tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ toàn diện cho các Tổng Công ty của Tập đoàn như: Tổng Công ty Phong Phú, Hòa Thọ, May 10, May Hưng Yên, Dệt may Hà Nội, Dệt may Nam Định, May Nhà Bè... Qua đó cho thấy, cơ hội mở rộng tín dụng ở lĩnh vực dệt may đang đến rất gần đối với các ngân hàng kể từ khi Việt Nam gia nhập TPP.

 

Phát biểu tại Hội thảo “TPP với Ngành Dệt may và da giày: Làm gì để tận dụng cơ hội?” do Báo Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức ngày 24/3/2016, bà Trần Thị Hồng Anh - Trưởng phòng phát triển sản phẩm và Marketing (Khối Khách hàng doanh nghiệp VietinBank) cho biết: VietinBank hiểu rằng, bên cạnh các cơ hội, Ngành Dệt may cũng phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, thách thức lớn nhất của Ngành Dệt may khi Việt Nam hội nhập chính là nguồn vốn không đủ để họ trụ vững và cạnh tranh. Trong thời gian qua, VietinBank đã tham gia tài trợ vốn và đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm.

 

“Đón những cơ hội mà TPP mang lại, Ngành Ngân hàng cần thấy rõ trách nhiệm cùng đồng hành với doanh nghiệp trên đường phát triển và hội nhập, đi trước dọn đường hỗ trợ doanh nghiệp vươn mình ra thế giới. VietinBank cung cấp các giải pháp tài chính, sản phẩm dịch vụ ngân hàng để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia sân chơi TPP” - bà Trần Thị Hồng Anh nói thêm.

 

Việc ký kết TPP cho thấy tầm quan trọng của thương mại quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia quanh vành đai Thái Bình Dương. Cộng đồng doanh nghiệp mong chờ sự phê chuẩn nhanh chóng đối với Hiệp định để có thể hưởng lợi từ việc dỡ bỏ các hàng rào thương mại và cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác, từ đó phát triển hơn.

 

Tuy nhiên, thời gian qua, không phải doanh nghiệp nào trong lĩnh vực dệt may và cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để mở rộng đầu tư, sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, lãi suất vay vẫn được xem là trở ngại lớn đối doanh nghiệp cần vốn. GS, TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng: Lãi suất cho doanh nghiệp dệt may hiện nay vẫn còn ở mức khá cao, khoảng 12 - 13%/năm. Vì vậy, để các doanh nghiệp có thể phát triển được, Ngành Ngân hàng cần phải xem xét hạ lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh chính sách thuế, Chính phủ cần có chính sách về tín dụng ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may, trong nước.

 

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Vinatex: Để nâng sức cạnh tranh của dệt may cần sự nỗ lực của nhiều ngành. Bên cạnh việc Ngành Ngân hàng xem xét về lãi suất thì các doanh nghiệp dệt may, cần phải nhìn nhận lại dự án kinh doanh của mình. Theo ông Giang, một trong những cái khó của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn ngân hàng là không có tài sản đảm bảo và cách thuyết phục ngân hàng về các dự án kinh doanh. Còn với những doanh nghiệp trung bình và doanh nghiệp lớn thì không có khó khăn gì trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Vì vậy, ông Giang cho rằng, nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tham gia vào các chuỗi cung ứng lớn trong Ngành thì sẽ khó có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

 

Thùy Vinh (Báo Đầu tư)

Tin mới hơn
26/03 THÔNG BÁO MỜI HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2019 VÀ NHIỆM KỲ 2019-2024
09/12 HĐQT VietinBank bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các nhân sự cấp cao
08/12 VietinBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018
01/11 VietinBank có tân Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng Giám đốc
22/10 Thanh toán lãi Trái phiếu VietinBank phát hành đợt 1 năm 2017
17/08 Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của VietinBank
03/07 VietinBank phát hành 243.510 trái phiếu ra công chúng năm 2018
28/06 VietinBank dẫn đầu về Dịch vụ chăm sóc khách hàng
28/06 Tổng Giám đốc Lê Đức Thọ dự Tọa đàm Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018
23/06 Cuộc họp Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác Chiến lược VietinBank - MUFG Bank lần thứ 11
Tin cũ hơn
25/05 VietinBank giành giải Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016
22/05 VietinBank KCN Bình Dương đối thoại với doanh nghiệp Đài Loan
20/05 VietinBank Thanh Xuân dự Lễ Khánh thành Nhà máy Nhựa Phúc Hà
20/05 VietinBank trình diễn nhiều ứng dụng công nghệ mới tại Banking Vietnam 2016
20/05 VietinBank với chiến lược phát triển Mobile Banking và số hoá ngân hàng
19/05 Chủ tịch HĐQT VietinBank tiếp Giám đốc Khối ĐCTC toàn cầu IFC
19/05 VietinBank tăng cường dịch vụ thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam
19/05 Đào tạo quản lý rủi ro hoạt động tại chi nhánh
18/05 Đào tạo Người sử dụng Core SunShine trên toàn hệ thống
18/05 Thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
33.350
+0,05 (0,15%)


19.11.2024

Khối lượng giao dịch 5.280.700
(+28,55%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1205,15
(-0,98%)