Phiên giao dịch 13/4: Đột biến khó lường
13/04/2016       

Dù không có nhiều chuyển biến về mặt điểm số chung của thị trường, nhưng phiên giao dịch chiều đã chứng khiến nhiều đột biến tại các mã đơn lẻ, nhất là ở nhóm cổ phiếu đầu cơ.

 

Thêm một lần nữa VN-Index lại thất bại với mốc 580 điểm. Tuy nhiên, đây là điều dường như đã quá quen thuộc, nên cũng không có gì để bàn luận tại thời điểm này. Diễn biến của thị trường trong các phiên vừa qua chỉ tập trung vào 1 hoặc 1 nhóm nhỏ cổ phiếu tạo sóng, nhất là một số cổ phiếu đầu tư.

 

Tuy nhiên, theo CTCK IVS, trong 2-3 năm trở lại đây, sóng tăng của cổ phiếu thường rất ngắn, chỉ khoảng 2 tháng. Do đó, tính từ giữa tháng 1 đến nay, sóng tăng này có lẽ cũng đã rơi vào giai đoạn cuối.

 

Nhận định này chỉ đúng với một số mã, chứ không phải với toàn bộ nhóm cổ phiếu đầu cơ, bởi trong phiên giao dịch chiều này, thị trường đã chứng kiến những đột biến khó lường.

 

Trong phiên giao dịch chiều, lực bán diễn ra trên diện rộng khiến đà giảm của VN-Index được nới rộng. Nhờ ngưỡng hỗ trợ 575 điểm, VN-Index bật trở lại, nhưng không đủ sức giúp chỉ số này có được sắc xanh khi chốt phiên.

 

Kết thúc phiên 13/4, VN-Index giảm 1,82 điểm (-0,31%), xuống 578,02 điểm với 98 mã tăng, trong khi số mã giảm lên 127 mã. Tổng khối lượng giao dịch đạt 140,04 triệu đơn vị, giá trị 2.348,74 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,9 triệu đơn vị, giá trị 170,73 tỷ đồng.

 

HNX-Index giảm 0,31 điểm (-0,38%), xuống 80,23 điểm với 84 mã tăng và 110 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52 triệu đơn vị, giá trị 570 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,1 triệu đơn vị, giá trị 49,59 tỷ đồng.

 

Trong khi nhóm cổ phiếu dầu khi không còn tăng mạnh như phiên sáng, thì VCB và VNM lại quay đầu giảm giá khiến sức ép lên thị trường càng lớn.

 

Tuy nhiên, mọi chú ý vẫn được dồn về các mã thị trường. Cặp đôi HNG và HAG tưởng chừng có thể sẽ thoát khỏi phiên giảm điểm hôm nay với lực mua khá tốt cuối phiên sáng. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã trở nên dè dặt hơn trong phiên chiều, trong khi bên bán khá dứt khoát khiến cả 2 giảm mạnh trở lại. Trong đó, HNG đóng cửa giảm 4,35%, xuống 6.600 đồng với 3,89 triệu đơn vị được khớp, HAG giảm 2,9%, xuống 6.700 đồng với 8,7 triệu đơn vị được khớp.

 

Ngoài 2 mã này ra, hàng loạt mã có tính đầu cơ khác cũng đồng loạt giảm, đặc biệt là sự đảo chiều đột ngột của HAI, khiến mã này lúc sáng đang có mức xanh, nhưng đóng cửa phiên chiều ở mức sàn 5.300 đồng với 6,37 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn. Các mã khác như HQC, ITA, FIT, SHI… cũng đóng cửa trong sắc đỏ.

 

Tuy nhiên, đột biến đã xảy ra tại TSC và ATA khi cả 2 bất ngờ đảo chiều tăng một mạch từ mức gần hoặc sát giá sàn lên thẳng mức trần khi chốt phiên.

 

Trong đó, TSC được kéo từ mức 8.000 đồng lên thẳng mức trần 8.800 đồng khi chốt phiên với tổng khớp đạt hơn 4 triệu đơn vị, trong đó riêng đợt khớp lệnh ATC đã có hơn 0,7 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

 

Trong khi đó, ATA được kéo từ mức 5.100 đồng lên thẳng mức trần 5.600 đồng với hơn 1 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần. Có nhiều lúc trong phiên, tưởng chừng mã này đã phải về mức sàn 5.000 đồng.

 

Cùng có mức trần khi đóng cửa còn có các mã như TDH, LM8, QCG, PXT…

 

HHS sau thông tin về đầu tư dự án bất động sản và nhận lực cầu lớn từ khối ngoại cũng tăng khá mạnh phiên hôm nay. VHG dù không thể lấy lại được mức cao nhất trong ngày, nhưng cũng có được sắc xanh khi chốt phiên với 5,1 triệu đơn vị được khớp.

 

Trong khi trên HOSE, TSC và ATA tạo đột biến, thì trên HNX, mọi sự chú ý lại dồn vào SPI. Trong phiên sáng, mã này luôn trong tình trạng dư bán sàn và tưởng chừng sẽ chịu phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, thì bất ngờ trong phiên chiều, lực mua dồn dập được tung vào hấp thụ không những hết mức dư bán sàn, mà còn hấp thụ hết toàn bộ lượng cung ở bất kỳ giá nào trong biên độ cho phép, kéo mã này chốt phiên với mức giá trần 6.900 đồng với 2,44 triệu đơn vị được khớp, đứng sau TVC và PVS.

 

Trong khi đó, TVC dù không thể có mức giá trần, nhưng cũng đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày 13.800 đồng, tăng 7,81% với hơn 3 triệu đơn vị được khớp.

 

Trong khi đó, các mã thị trường khác như ITQ, VIX, SHN, S99… lại đồng loạt giảm giá. Nhóm cổ phiếu dầu khí chỉ còn PVC giữ được sắc xanh, còn lại đa số đã lùi về vạch xuất phát.

 

Theo Đầu tư chứng khoán

Tin mới hơn
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
12/12 Announcement of time adjustment to register to buy bonds issued to the public – 2nd phase 2017
02/05 Thủ tướng Chính phủ giao NHNN hướng dẫn các TCTD giãn nợ, miễn giảm lãi vay chăn nuôi lợn
24/02 Khối ngoại mua ròng mạnh VNM trong phiên 24/2
24/02 Phiên giao dịch 24/2: Cú sốc STB
23/02 Khối ngoại tiếp tục bán mạnh cổ phiếu thép trong phiên 23/2
23/02 Phiên giao dịch 23/2: FLC và HQC vẫn hút tiền, nhưng FIT mới là "ngôi sao"
22/02 Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu HPG trong phiên 22/2
22/02 Phiên giao dịch 22/2: Tiền chảy mạnh, VN-Index may mắn thoát hiểm
Tin cũ hơn
12/04 Khối ngoại bán ròng hơn 750 tỷ đồng trong phiên 12/4
12/04 Phiên giao dịch chiều 12/4: Gục ngã trước “cửa thiên đường”
11/04 Khối ngoại mua ròng 116 tỷ đồng cổ phiếu CII trong phiên 11/4
11/04 Phiên giao dịch 11/4: VN-Index lỡ hẹn ngưỡng 580
08/04 Khối ngoại trở lại bán ròng hơn 160 tỷ đồng trong phiên 8/4
08/04 Phiên giao dịch 8/4: VCG bất ngờ tăng trần, HNX-Index vượt ngưỡng 80 điểm
07/04 Khối ngoại mua ròng hơn 110 tỷ đồng trong phiên 7/4
07/04 Phiên giao dịch 7/4: VNM "nhấc" VN-Index qua ngưỡng 570 điểm
06/04 Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 500 tỷ đồng cổ phiếu VIC trong phiên 6/4
06/04 Phiên giao dịch 6/4: “Cổ phiếu vua” trở lại

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.400
+0,25 (0,71%)


28.11.2024

Khối lượng giao dịch 3.289.800
(+13,63%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1242,11
(+0,01%)