Phiên giao dịch 14/3: Theo sát danh mục cơ cấu của quỹ ETFs
14/03/2016       

Giao dịch khủng gần 45 triệu cổ phiếu MSN giúp thanh khoản thị trường tăng mạnh lên mức kỷ lục hơn 5.800 tỷ đồng trong phiên đầu tuần ngày 14/3. Đáng chú ý, hiệu ứng từ kỳ review của các quỹ ETF đến khá sớm khi lần lượt các mã thêm mới, thay đổi tỷ trọng bắt đầu có những biến động lớn.

 

Thị trường không có biến khi bước sang phiên giao dịch chiều khi lực cản tại mốc 580 điểm khá lớn. Điểm nhấn đáng chú ý nhất là giao dịch thỏa thuận gần 45 triệu cổ phiếu MSN trị giá hơn 3.100 tỷ đồng, đã giúp thanh khoản toàn thị trường tăng vọt lên 231 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 5.824 tỷ đồng. Đây cũng là giá trị giao dịch kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.

 

Hiện Công ty vẫn chưa có thông báo chính thức về việc sang tay lượng khủng cổ phiếu MSN nhưng theo thống kê cơ cấu vốn cổ đông lớn thì một tổ chức Singapore là Orchid Capital Investments Pte. Ltd đang nắm giữ đúng lượng cổ phiếu trên 44.777.719 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 6% vốn tại MSN.

 

Tuy nhiên, với thông tin được tăng tỷ trọng trong đợt cơ cấu danh mục quỹ ETF kỳ đầu tiên của năm 2016 đã giúp MSN tăng tích cực hơn 2% giữ vững mức giá cao nhất trong phiên 75.000 đồng/CP nhưng khối lượng khớp lệnh khá thấp chỉ hơn 0,26 triệu đơn vị.

 

Ngoài MSN, các cổ phiếu khác được thêm mới hay thay đổi tỷ trọng trong kỳ review này cũng đã có những bắt nhịp mới. Tiêu biểu, cổ phiếu được quỹ VNM thêm mới là SBT sau khi tăng tích cực trong phiên sáng đã leo lên mức giá cao nhất trong phiên và tiến sát trần khi đứng giá 29.900 đồng/CP, tăng hơn 6% với khối lượng khớp lệnh 3,95 triệu đơn vị.

 

Các cổ phiếu bluechip khác như DPM, HPG, PVD, NT2, HHS được gia tăng tỷ trọng cũng đều khởi sắc.

 

Trái lại, PPC sau khi bị quỹ VNM loại khỏi rổ danh mục lại có diễn biến khá xấu. Áp lực khiến PPC rơi xuống mức giá thấp nhất trong phiên với mức giảm 3,3% đứng giá 17.800 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đạt 0,15 triệu đơn vị.

 

Sau đề xuất nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100% giúp VNM bật tăng mạnh là điểm tựa chính của thị trường trong phiên cuối tuần trước. Bước vào phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu này đã nhanh chóng trở lại lình xình quanh mốc tham chiếu sau thông tin quỹ VNM giảm tỷ trọng cơ cấu. Chốt phiên, VNM giảm 0,7% xuống 135.000 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh đạt 0,44 triệu đơn vị.
 

Trong khi đó, sau diễn biến tích cực cuối phiên, các cổ phiếu lớn ngành dầu khí như PVD, GAS, PVC, PVS hạ độ cao với mức tăng chỉ vài ba bước giá, trong khi đó, các cổ phiếu vừa và nhỏ cùng nhóm vẫn diễn biến tích cực khi đồng loạt PLT, PXI, PXL, PXS cùng khoe sắc tím.

 

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán hầu hết các mã vẫn tiếp diễn xu hướng lình xình quanh mốc tham chiếu với biên độ tăng giảm khá hẹp.  

 

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, lực cầu giúp VHG tiến sát mức giá trần với biên độ tăng 5,17% lên 6.100 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đạt 7,22 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường. Trong khi đó, FLC cũng đã tìm thấy sắc xanh với mức tăng nhẹ 1 biên độ và khối lượng khớp lệnh 5,13 triệu đơn vị.

 

Trạng thái “nóng” vẫn diễn ra ở nhóm cổ phiếu ngành thép. Bên cạnh sắc xanh đậm của các mã HSG, HPG, VIS, VGS, NKG, các mã khác như TLH, POM, HLA đã tăng vọt chạm trần.

 

Nỗ lực chinh phục ngưỡng 580 điểm bất thành khiến VN-Index rớt giá, thậm chí lùi sát mốc tham chiếu, tuy nhiên, lực đỡ chính từ các cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường giữ được sắc xanh, trong khi HNX-Index cũng bảo toàn được mốc 80 điểm.

 

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,72 điểm (+0,12%) lên 577,98 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 175,48 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 5.230,64 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 52,43 triệu đơn vị, trị giá 3.281,66 tỷ đồng với sự đóng góp tích cực của gần 45 triệu cổ phiếu MSN, trị giá hơn 3.100 tỷ đồng. VN30-Index tăng 3,2 điểm lên 587,09 điểm với 15 mã tăng và 10 mã giảm.

 

HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,08%) đứng ở mức 80 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 55,3 triệu đơn vị, trị giá tương ứng 594,27 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 4,8 triệu đơn vị, trị giá 49,8 tỷ đồng. HNX30-Index tăng 0,19 điểm lên 143,13 điểm với 14 mã tăng và 10 mã giảm.

 

Theo Đầu tư chứng khoán

Tin mới hơn
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
12/12 Announcement of time adjustment to register to buy bonds issued to the public – 2nd phase 2017
02/05 Thủ tướng Chính phủ giao NHNN hướng dẫn các TCTD giãn nợ, miễn giảm lãi vay chăn nuôi lợn
24/02 Khối ngoại mua ròng mạnh VNM trong phiên 24/2
24/02 Phiên giao dịch 24/2: Cú sốc STB
23/02 Khối ngoại tiếp tục bán mạnh cổ phiếu thép trong phiên 23/2
23/02 Phiên giao dịch 23/2: FLC và HQC vẫn hút tiền, nhưng FIT mới là "ngôi sao"
22/02 Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu HPG trong phiên 22/2
22/02 Phiên giao dịch 22/2: Tiền chảy mạnh, VN-Index may mắn thoát hiểm
Tin cũ hơn
12/03 VNM ETF thêm SBT, loại PPC và nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam lên 84,19%
11/03 Khối ngoại giảm mạnh giao dịch và quay lại bán ròng trong phiên 11/3
11/03 Phiên giao dịch 11/3: Dòng tiền chuyển hướng
10/03 Khối ngoại mua ròng hơn 140 tỷ đồng DXG trong phiên 10/3
10/03 Phiên giao dịch 10/3: Thị trường nổi sóng, VN-Index vượt 575 điểm
09/03 Khối ngoại bán ròng trong phiên 9/3 sau 6 phiên mua ròng liên tiếp
09/03 Phiên giao dịch 9/3: "Bài cũ" được dùng lại tại DLG
08/03 Khối ngoại hãm mạnh mua ròng trong phiên 8/3
08/03 Phiên giao dịch 8/3: Bị chốt lời mạnh, VN-Index quay đầu giảm điểm
07/03 Khối ngoại mua ròng hơn 110 tỷ đồng trong phiên 7/3

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.700
+0,40 (1,24%)


05.07.2024

Khối lượng giao dịch 5.590.000
(+116,95%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1283,04
(+0,25%)