Ngày 19/01/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016.
Theo Thông tư này, ban đầu có 2 sản phẩm chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là chỉ số chứng khoán do Sở GDCK thiết kế. Hợp đồng tương lai chỉ số khi đáo hạn sẽ được thanh toán bằng tiền.
Đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, tài sản cơ sở ngoài trái phiếu Chính phủ đang giao dịch trên thị trường còn có trái phiếu giả định được xây dựng bởi UBCK Nhà nước dựa trên các đặc trưng cơ bản của Trái phiếu Chính phủ. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ khi đáo hạn có thể được thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao tài sản theo quy chế của Trung tâm lưu ký.
Để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định.
NĐT được sử dụng tài khoản chứng khoán thông thường để giao dịch chứng khoán phái sinh nếu CTCK đó là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định. Một nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh theo nguyên tắc tại mỗi thành viên giao dịch chỉ được mở 1 tài khoản.
NĐT được sử dụng tài khoản chứng khoán thông thường để giao dịch chứng khoán phái sinh nếu CTCK đó là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định.
Thành viên bù trừ mở cho mỗi nhà đầu tư một tài khoản tiền gửi ký quỹ riêng biệt tại ngân hàng và 1 tài khoản chứng khoán ký quỹ để quản lý tài sản ký quỹ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nhà đầu tư phải nộp đầy đủ ký quỹ ban đầu cho toàn bộ vị thế dự kiến mở trước khi thực hiện giao dịch. NĐT phải duy trì ký quỹ cho vị thế của mình và phải bổ sung ký quỹ khi giá trị tài sản ký quỹ xuống dưới giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu.
NĐT có thể ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán. Chứng khoán này phải đảm bảo nằm trong danh sách được chấp nhận ký quỹ của Trung tâm lưu ký chứng khoán
Tổ chức kinh doanh chứng khoán muốn kinh doanh chứng khoán phái sinh phải được cấp Giấy chứng nhận của UBCK, đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 42/2015/NĐ-CP (vốn điều lệ từ 600 tỷ trở lên cho hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh và trên 800 tỷ cho hoạt động môi giới), trích lập các khoản dự phòng theo quy định và không có lỗ trong 2 năm gần nhất, tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Đối với hoạt động giao dịch bù trừ, CTCK phải đáp ứng tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ và không có lỗ trong 2 năm gần nhất, với NHTM phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định pháp luật trong 12 tháng gần nhất.
Đối với hoạt động ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ bằng tiền của thành viên bù trừ không thấp hơn 80%, trừ trường hợp ký quỹ bằng chứng khoán, giá trị ký quỹ duy trì được tính toán trong phiên.
Các thành viên bù trừ đóng góp tiền hoặc chứng khoán vào Quỹ bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giaod ịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán.
Khi thành viên bù trừ, khách hàng mất khả năng thanh toán thì Trung tâm lưu ký chứng khoán sử dụng Quỹ Bù trừ để đảm bảo thanh toán theo trình tự lấy tiền ký quỹ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, tiền ký quỹ của khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán.
Theo Đầu tư chứng khoán