Nợ xấu phải theo chuẩn mực mới từ 1/6/2014
16/12/2013       

Thông tư 02 dự kiến thực hiện vào 1/6 năm sau với những quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro được xem là tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, quy định này cũng khiến các nhà băng lo ngại nợ xấu sẽ phình to hơn và lợi nhuận giảm khi nhiều khoản bị liệt vào mục phải trích lập dự phòng rủi ro. Do đó, dù đã được hoãn lại tới một năm, một số ngân hàng vẫn muốn "khoan hãy áp dụng" với lý do doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn.

 

Tại cuộc họp báo ngày 16/12 về khả năng sẽ tiếp tục lùi thời điểm thực hiện, đại diện cho Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Văn Thảo - Phó Chánh Thanh tra Giám sát - khẳng định sẽ không có chuyện hoãn Thông tư 02 lần nữa. Ông Thảo cho biết: "Hoãn một năm, Thông tư 02 đã có vai trò lịch sử khi tạo điều kiện giúp doanh nghiệp, ngân hàng trong giai đoạn khó khăn nhưng cũng không thể hoãn lâu được nữa. Quan điểm của cơ quan tham mưu chúng tôi là vẫn áp dụng vào ngày 1/6/2014", ông Thảo - người được Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến chỉ định trả lời cho biết.

Đến cuối tháng 10/2013, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 là 316.800 tỷ đồng - chiếm khoảng 10% tổng dư nợ. Như vậy, nếu tháng 6/2014 áp dụng Thông tư 02, nguy cơ nợ xấu gia tăng sau khi không còn được cơ cấu, giữ nguyên nhóm phân loại là rất lớn.

Ngân hàng Nhà nước cho biết cũng đã tính toán mức độ nợ xấu tăng lên ra sao nếu áp dụng phân loại và trích lập dự phòng theo quy định mới. Lãnh đạo cơ quan này thừa nhận nợ xấu sẽ tăng lên khi áp dụng nhưng để giải quyết, có thể chỉ đạo và hướng dẫn các ngân hàng phân loại thành 3 nhóm. Cụ thể, ông Đặng Văn Thảo nêu, với nhóm khách hàng đã giải thể, phá sản thì sẽ dùng nguồn dự phòng để xóa nợ. Nhóm khách hàng đang hoạt động nhưng gặp khó khăn thì tìm biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi. Trong khi đó, nhóm khách hàng đã phá sản nhưng có tài sản bảo đảm thì thực hiện phát mại, có thể mở lại cơ chế cho phép các ngân hàng lập trung tâm đấu giá để có thể xử lý nhanh hơn.

Về thị trường ngoại tệ, tại cuộc họp báo lần này, đại diện Ngân hàng Nhà nước không đưa ra một "cam kết cứng" nào về khung điều chỉnh tỷ giá trong năm 2014 giống như các lần trước. Ông Nguyễn Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối nhìn nhận khó có thể đưa ra một cam kết nào tại thời điểm này. "Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ không chỉ liên quan đến những mục tiêu, diễn biến của thị trường trong nước mà còn liên quan đến các diễn biến trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, mà rất khó dự báo ngay từ đầu năm", ông lý giải. Tuy nhiên, ông Huy cho biết năm 2014 chính sách tỷ giá vẫn là ổn định nhưng không cố định, nhằm tới hai mục tiêu là tăng tính hấp dẫn của VND và tăng dự trữ ngoại hối, tiếp tục hạn chế đôla hóa trong nền kinh tế.

Trong năm 2013, tỷ giá được duy trì khá ổn định, từ đầu năm chỉ tăng khoảng 1% so với dự kiến 2-3% hồi đầu năm. Tâm lý găm giữ ngoại tệ theo nhà điều hành được đẩy lùi, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đôla hóa giảm. "Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán hiện giảm về khoảng 12%, so với mức 15,8% cuối năm 2011 và 12,36% cuối năm 2012", báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Cuối năm 2011, do những biến động trên thị trường ngoại tệ và vàng, dự trữ ngoại hối tụt xuống còn 9 tỷ USD, nhưng đến nay, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dự trữ ngoại hối đã tăng gấp hơn hai lần so với cuối năm 2011.

Với thị trường vàng, cơ quan quản lý cho biết sau hơn một năm rưỡi triển khai khuôn khổ pháp lý mới, thị trường đã dần ổn định, sự mất cân đối về cung cầu vàng miếng trong nước thu hẹp đáng kể, ngăn chặn được ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát. Tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng được kiểm soát.

Riêng về thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đến nay sự mất cân đối cung cầu trên thị trường đã giảm đáng kể. Ngay cả khi có mất cân đối, nhà điều hành lập tức can thiệp kịp thời. Do đó, ông Nguyễn Quang Huy cho rằng: "Việc thay các biện pháp hành chính bằng các biện pháp thị trường cho đến giờ chúng tôi chưa có ý định, vì thị trường vẫn hoạt động tốt, thông suốt và các lợi ích của người dân được đảm bảo".

Từ khi bắt đầu đấu thầu vàng (28/3/2013) đến cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 74 phiên với tổng khối lượng trúng thầu gần 1,8 triệu lượng, bằng 95% lượng chào thầu. Đến cuối tháng 9/2013, cơ quan này đã nộp về ngân sách hơn 6.800 tỷ đồng từ hoạt động đấu thầu vàng.

Theo Thanh Thanh Lan

Kinh doanh.vnexpress.net

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
11/12 Tăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất huy động
11/12 Nợ xấu bằng ngoại tệ chưa bán được cho VAMC
10/12 Moody’s giữ nguyên kết quả định hạng tín nhiệm của BIDV
10/12 TienPhongBank đổi tên thương hiệu thành TPBank
27/11 VAMC mua 18.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng
20/11 Ngành Ngân hàng cơ cấu 300.000 tỷ đồng nợ xấu
12/11 Ngân hàng Nhà nước công bố dữ liệu cập nhật hoạt động của các tổ chức tín dụng
14/10 Tái cơ cấu ngân hàng: Khi con nợ và chủ nợ là một!
14/10 Lợi - hại của việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD
10/10 “Tiếp sức” doanh nghiệp, ngân hàng tiếp tục hạ mạnh lãi suất cho vay

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.400
+0,05 (0,15%)


03.05.2024

Khối lượng giao dịch 6.160.500
(-4,65%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1221,03
(+0,38%)