Nợ xấu bằng ngoại tệ chưa bán được cho VAMC
11/12/2013       

Lãnh đạo VAMC cho biết đã xử lý hơn 26.000 tỷ nợ xấu nhưng không có khoản vay nào bằng ngoại tệ.

 

Theo Thông tư về cơ chế mua bán nợ xấu, Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) có thể mua các khoản nợ bằng ngoại tệ nhưng đồng tiền giao dịch vẫn phải là VND, tỷ giá áp dụng tính tại thời điểm ký kết hợp đồng. Như vậy, nếu bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ phải mua bù đắp ngoại tệ trên thị trường để cân đối trạng thái.

Do đó, khi tỷ giá có thời điểm tăng bất ngờ trong 2 ngày cuối tuần trước, cũng có ý kiến cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc các nhà băng phải mua gom trên thị trường để quy đổi các khoản nợ xấu cho vay bằng ngoại tệ bán cho VAMC.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch thường trực VAMC, đến nay công ty chưa tiến hành mua bất cứ khoản nợ xấu nào bằng ngoại tệ. Ông cũng cho biết, đến nay công ty đã "dọn dẹp" khoảng 26.000 tỷ nợ xấu cho 26 ngân hàng.

Theo quy định, các ngân hàng vẫn có thể bán nợ xấu cho vay bằng ngoại tệ, miễn đảm bảo đủ các điều kiện. Trong trường hợp này, VAMC cho biết, nếu các tổ chức tín dụng không thể tự cân đối được nguồn ngoại tệ, công ty có thể sẽ báo cáo Ngân hàng Nhà nước để lên phương án hỗ trợ. Tuy nhiên, đại diện VAMC khẳng định hiện chưa đặt vấn đề xin cơ chế bởi tạm thời chưa có kế hoạch mua những khoản vay này và tỷ giá đang rất ổn định.

Một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu ngoại tệ khó bán cho VAMC được cho là nằm ở khía cạnh tài sản đảm bảo. Trong số 26.000 tỷ nợ xấu VAMC đã mua, phần lớn vẫn được thế chấp bằng bất động sản (chiếm khoảng 70%).

Trong khi đó, phần nhiều khoản vay ngoại tệ hiện nay đều liên quan tới xuất, nhập khẩu nhưng tài sản đảm bảo lại chủ yếu là hàng hóa tồn kho. Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói thêm, ngân hàng giải ngân để tài trợ vốn lưu động, mở chứng thư bảo lãnh nên đồng ý thế chấp bằng hàng hóa. "Nay nợ xấu phát sinh, hàng hóa còn nhiều nhưng ngân hàng nói với rất khó bán khoản nợ này cho VAMC vì chưa đủ điều kiện", vị doanh nhân này chia sẻ.

Bản thân các nhà băng cũng thừa nhận việc quản lý kho hàng hóa lưu động rất phức tạp, rủi ro cao nên việc dọn dẹp nợ xấu các khoản này qua VAMC không đơn giản. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần  cũng cho biết "Hàng hóa tồn kho nếu nhận mua, VAMC sẽ rất khó quản lý vì nhiều rủi ro vô cùng. Thế nên họ từ chối mua cũng là điều dễ hiểu".

Theo dự kiến, VAMC sẽ xử lý khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013. Với tiến độ mua bán hiện nay (hoàn thành 80-90%), lãnh đạo VAMC tin rằng sẽ đạt kế hoạch. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, VAMC không mua nợ xấu để chạy theo thành tích mà phải rà soát thật kỹ lưỡng từng trường hợp. Ông Hùng cũng cho hay, có không ít ngân hàng nợ xấu cao nộp hồ sơ từ đâu và ngỏ ý bán rất nhiều nhưng qua thẩm định, VAMC chỉ dám mua rất ít vì chưa đạt điều kiện.

Theo Thanh Thanh Lan

kinhdoanh.vnexpress.net

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
10/12 Moody’s giữ nguyên kết quả định hạng tín nhiệm của BIDV
10/12 TienPhongBank đổi tên thương hiệu thành TPBank
27/11 VAMC mua 18.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng
20/11 Ngành Ngân hàng cơ cấu 300.000 tỷ đồng nợ xấu
12/11 Ngân hàng Nhà nước công bố dữ liệu cập nhật hoạt động của các tổ chức tín dụng
14/10 Tái cơ cấu ngân hàng: Khi con nợ và chủ nợ là một!
14/10 Lợi - hại của việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD
10/10 “Tiếp sức” doanh nghiệp, ngân hàng tiếp tục hạ mạnh lãi suất cho vay
10/10 Nên mở cửa cho nước ngoài “mua” ngân hàng
10/10 Nợ xây dựng cơ bản và sở hữu chéo cản bước xử lý nợ xấu

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.400
+0,05 (0,15%)


03.05.2024

Khối lượng giao dịch 6.160.500
(-4,65%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1221,03
(+0,38%)