Nhiều ngân hàng giảm lãi và báo lỗ, nợ xấu vẫn tăng
18/02/2014       

Trong quý 4/2013, lợi nhuận của nhiều ngân hàng chỉ còn ở mức khiêm tốn, thậm chí lỗ nặng như Eximbank hay ACB. Tỷ lệ nợ xấu chung vẫn tăng đáng kể.

Với vốn hoạt động và khối tài sản khổng lồ, lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng luôn là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2013, đặc biệt là quý cuối năm, nhiều ngân hàng gây bất ngờ lớn khi lợi nhuận giảm sút, thậm chí lỗ nặng như trường hợp lần đầu báo lỗ kể từ khi niêm yết của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN - Eximbank (HOSE: EIB) hay lặp lại quý 4 thua lỗ đối với Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB).

 

Tiền gửi và cho vay tăng trưởng đều đều…

 

Cho vay và huy động tại các ngân hàng tính đến 31/12/2013 (ĐVT: tỷ đồng )

 

Các hoạt động cho vay khách hàng và huy động tiền gửi tại các nhà băng đã công bố kết quả kinh doanh có tỷ lệ tăng trưởng khá cao so với năm trước, cao hơn cả tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng là 12.51%.

Trong đó, Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) tăng trưởng đến 18% so với năm trước, riêng một số ngân hàng có tỷ lệ rất thấp như ACB, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) hay Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Riêng Techcombank đứng chót bảng xét cả về cho vay và tiền gửi khách hàng.

Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay so với huy động của nhiều ngân hàng dưới 85% trở xuống, tại Techcombank là 60%.

 

… nhưng vẫn lỗ!

Mặc dù cho vay và huy động khách hàng có tăng trưởng so với năm trước nhưng thu nhập lãi thuần của nhiều ngân hàng lại có xu hướng tỷ lệ nghịch, thậm chí là thua lỗ trong quý 4/2013. Về nguyên nhân của việc giảm thu nhập lãi thuần, Sacombank cho biết mặc dù dư nợ cho vay tăng nhưng lãi suất cho vay giảm nên thu lãi từ cho vay khách hàng cũng giảm. Trong khi đó, huy động từ khách hàng tăng mạnh nên chi phí trả lãi của ngân hàng cũng tăng đáng kể.

Đối với Eximbank và ACB, cả hai đều sụt giảm mạnh thu nhập lãi thuần trong quý 4/2013 với tỷ lệ trên 40% so với cùng kỳ năm trước. Khoản thu nhập thuần từ lãi của Eximbank và ACB lần lượt đạt 494 tỷ và 887 tỷ đồng.

 

Kết quả kinh doanh của các ngân hàng (ĐVT: tỷ đồng )

 

Bên cạnh đó, Eximbank và ACB cũng lỗ 230 tỷ và 34 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trong quý 4 cũng như lỗ tổng cộng 78 tỷ và 114 tỷ đồng cả năm 2013. Được biết, 30/06/2013 là thời hạn các ngân hàng phải tất toán trạng thái vàng, đây cũng là nguyên nhân gây ra khoản lỗ hơn 1,860 tỷ đồng trong năm 2012 trước đó của ACB. Việc thua lỗ trong hoạt động này của ACB không quá lạ lẫm khi năm trước ngân hàng đã gây cú sốc lớn; nhưng đối với Eximbank, ngân hàng gây ra không ít choáng váng khi sau 17 quý niêm yết trên sàn chứng khoán, lần đầu tiên Eximbank báo lỗ đến 222 tỷ đồng sau thuế.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) chỉ lãi sau thuế vỏn vẹn 14 tỷ trong quý 4/2013 và 24 tỷ đồng trong năm 2013. Còn Techcombank cũng công bố chỉ lãi 96 tỷ trong quý 4/2013 và 659 tỷ đồng trong cả năm 2013.

Đứng đầu về lợi nhuận sau thuế trong năm 2013 vẫn là các ông lớn Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HOSE: CTG) – Vietinbank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Vietcombank (VCB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN – BIDV (BID) lần lượt đạt 5,810 tỷ, 4,371 tỷ đồng và 4,065 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh trên, các ngân hàng BIDV (BID), CTG, VCB và Sacombank (STB) đều vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2013. Trong khi đó, NVB và EIB mới chỉ thực hiện 26 -27%, ACB và Techcombank 57-58% kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm.

Ngoài ra, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng khá cao.

 

Tỷ lệ ROE của các ngân hàng đến 31/12/2013 (ĐVT: % )

 

Tính đến cuối năm 2013, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) toàn hệ thống ngân hàng đạt 5.18%, giảm so với mức 6.31% từ đầu năm. Trong khi đó, ROE của MBB đạt 15%, của VCB và STB tương đương 13%, cao hơn nhiều lần so với bình quân chung của ngành ngân hàng. Chỉ có ROE của NVB thấp nhất với 0.8%.

 

Nợ xấu vẫn tăng cao

Nợ xấu của các ngân hàng tính đến 31/12/2013 (ĐVT: tỷ đồng )

 

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2013 ở mức 3.79% trong khi năm 2012 duy trì từ 4-5%. Tuy nhiên, nợ xấu của nhiều ngân hàng đã công bố lại tăng đáng kể so với năm trước.

Đối với NVB, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, từ 5.64% tăng lên 6.07% vào cuối năm 2013. Các ngân hàng Techcombank và ACB cũng tăng nợ xấu lên trên mốc 3%, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của ACB hơn 2,100 tỷ đồng. Còn tại VCB, nợ có khả năng mất vốn cũng cao gấp đôi năm trước với gần 3,000 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chỉ có Vietinbank và BIDV giảm tỷ lệ nợ xấu so với đầu năm xuống còn 1% và 1.87%. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tại BIDV, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh nhưng ngân hàng lại phát sinh nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý 1,378 tỷ đồng.

*: Ngân hàng công bố thông tin, chưa có báo cáo tài chính

Đan Thanh - Công Lý

Vietstock

 

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
18/02 Nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng mạnh
18/02 ROA, ROE của hệ thống các TCTD sụt giảm
17/02 Đa màu bức tranh kết quả kinh doanh ngân hàng 2013
14/02 Bức tranh ngân hàng Việt Nam năm 2014
13/02 SHB và Vietinbank được cấp tín dụng vượt hạn mức trong một số trường hợp
06/02 Ngành ngân hàng: Câu chuyện chỉ mới bắt đầu
22/01 Năm 2013, tỉ lệ nợ xấu còn gần 3,8%
20/01 Cổ phiếu BIDV sẽ chào sàn ngày 24-1
16/01 Thống đốc không cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ
07/01 Chính thức nới “room” sở hữu ngân hàng cho khối ngoại

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
33.100
-0,10 (-0,30%)


17.05.2024

Khối lượng giao dịch 5.948.500
(-58,45%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1273,11
(+0,34%)