Zanny Minton beddoes cho rằng, kinh tế phương Tây sẽ lung lay, chủ yếu vì những nguyên nhân không thể tránh được.
Khi các nhà sử học của tương lai viết về cuộc Đại Đình đốn đã làm hại các nền kinh tế của thế giới giàu có vào đầu thế kỷ 21, năm 2012 có nguy cơ đứng riêng ra một ngã rẽ đáng thất vọng. Đây có thể là năm mà sự phục hồi yếu ớt bị đánh gục hoàn toàn bởi những sai lầm chính sách không thể tách khỏi – đây chính là điều đã đẩy các nền kinh tế từ Italia cho tới Anh trở lại tình trạng suy thoái.
Sẽ có những điều diễn ra tương tự như năm 1937, khi việc thắt chặt một cách sai lầm chính sách tài chính – tiền tệ đã kéo lùi nền kinh tế Mỹ và kéo dài thêm cơn đau của cuộc đại Suy thoái. Các chi tiết có thể khác nhau, nhưng trong năm 2012, những sai lầm không thể tránh khỏi sẽ làm cho cuộc Đại Đình đốn kéo dài hơn mức cần thiết.
Thứ nhất và lớn nhất, trong những sai lầm này sẽ là việc Châu Âu giải quyết sai cuộc khủng hoảng đồng Euro. Bất chấp thất bại rõ ràng của chiến lược “Giải quyết cho xong” của Châu Âu, sẽ có thêm những thất bại giống như vậy. Những lỗ hổng trong kế hoạch giải cứu mới nhất, được đưa ra vào tháng 10, sẽ trở nên rõ ràng hơn vào năm 2012.
Ở mỗi lĩnh vực trong ba lĩnh vực lớn mà các chính trị gia Châu Âu cho rằng họ đã hành động một cách táo bạo – tạo ra một bức tường lửa tài chính để thuyết phục các nhà đầu tư rằng nền kinh tế có khả năng thanh toán nhưng hiện không có tiền như Italia và Tây Ban Nha sẽ không buộc phải vỡ nợ, việc tái cấp vốn cho các ngân hang và giải quyết dứt điểm các món nợ không thể trả cho Hy Lạp – những kế hoạch này cuối cùng sẽ chỉ là một tiến trình trung hạn không đáng kể.
Như vậy sẽ là đủ để ngăn ngừa thảm họa về tài chính; nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề cơ bản năm ở phía bên dưới.
Dưới sự lãnh đạo của vị chủ tịch mới người Italia, Mario Draghi, Ngân hàng Trung Ương châu Âu (ECB) sẽ không muốn là chủ nợ cuối cùng của các chính phủ không có tiền. Các chính phủ chủ nợ của Châu Âu cũng không tham gia vào quỹ giải cứu của khu vực hay cũng không tìm cách phát hành trái phiếu Euro – Được hỗ trợ bởi sức mạnh của khu vực đồng Euro nói chung.
Thay vào đó, bức tường lửa này sẽ được dựng lên bằng cách lắp ráp một mớ hỗn độn những lời đảm bảo phức tạp, những công cụ có mục đích đặc biệt và những khoản cho vay đầy tính sáng tạo. Quỹ giải cứu chính của Châu Âu – Quỹ bình ổn tài chính Châu Âu – sẽ bảo lãnh một phần cho những khoản vay nợ quốc gia mới. Quỹ này sẽ cung cấp vốn mồi cho các cấu trúc tài chính mới mà dựa vào đó châu Âu hi vọng sẽ lôi kéo được các quỹ chuyên đầu tư vào trái phiếu chính phủ và nhà đầu tư tư nhân – những hi vọng sẽ tỏ ra là viển vông.
Tính chất phức tạp của bức tường lửa này sẽ làm hại tính hiệu quả của nó. Một điều tương tự như vạy cũng sẽ diễn ra đối với những nỗ lực của Châu Âu nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng của họ. Các ngân hàng sẽ bị buộc phải nâng mức phòng ngừa rủi ro vào giữa năm 2012. Tuy nhiên, họ có thể làm điều đó bằng việc giảm quy mô tài sản của họ, như vậy sẽ dẫn đến việc hạn chế tín dụng và làm tăng sức ép đối với các nền kinh tế châu Âu.
Và do không có một ngân hàng Trung ương châu Âu cứng rắn hay một Bộ trưởng tài chính duy nhất làm nhiệm vụ giám sát, những lo ngại về tình hình sức khỏe của các ngân hàng sẽ vẫn không mất đi.
Chính sách khắc khổ không thể tránh khỏi
Giống như năm 2011, tình trạng không chắc chắn do đường lối giải quyết cho xong này gây ra sẽ có tác động mạnh mẽ đến các thị trường tài chính. Thiệt hại về kinh tế từ việc làm này sẽ trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt khi các ngân hàng đang gặp khó khăn sẽ hạn chế việc cho vay. Tệ hơn, tình trạng không chắc chắn này kéo theo sai lầm thứ hai không thể tránh khỏi của năm 2012: thực hiện một cách cực đoan chính sách tài khóa khắc khổ trong ngắn hạn.
Phần lớn các nước giàu sẽ bắt đầu năm 2012 một cách yếu ớt, mức tăng trưởng GDP dưới tiềm năng. Tuy nhiên, dường như tất cả các kế hoạch đưa ra đều nhằm đẩy nhanh tốc độ thực hiện chính sách khắc khổ. Nếu tính gộp lại, các nền kinh tế lớn của thế giới giàu có sẽ chứng kiến việc cắt giảm ngân sách hơn 1% GDP trong năm 2012, gấp đôi so với năm 2011, và là một trong những đợt thắt chặt tài khóa tập thể lớn nhất trong lịch sử.
Một số nước, đặc biệt là những nền kinh tế đang gặp rắc rối nằm ở ngoài vị khu vực đồng euro, không có lựa chọn nào khác. Họ đã mất lòng tin vào các thị trường tài chính và đang bị những người cứu giúp thúc giục phải tìm cách xóa bỏ thâm hụt ngân sách. Chính phủ Anh từ chối điều chỉnh đường hướng của họ vì sợ làm mất lòng tin của thị trường.
Các nhà hoạch định chính sách khắc khổ là phương thuốc thích đáng nhất cho căn bệnh của thế giới giàu có. Ở Mỹ việc thắt chặt sẽ đến một cách đương nhiên, do những người Cộng hòa ở Quốc hội không chịu thông qua chính sách kích thích mới nhất của Barack Obama cũng như việc cắt giảm tạm thời hết hiệu lực.
Việc cắt giảm tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia giàu có. Điều may mắn là các ngân hàng Trung ương – trái ngược với năm 1937 – sẽ tìm cách chống lại điều này, thay vì sát cánh như trước đây. ECB sẽ cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống gần mức zero ; Ngân hàng Anh sẽ bổ sung thêm vào biện pháp QE (nới lỏng định lượng) được tái khởi động vào tháng 10/2011; Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ gia tăng nới lỏng định lượng và có thể đề ra một mục tiêu rõ ràng cho lãi suất dài hạn.
Những sự nới lỏng tiền tệ như vậy sẽ ngăn chặn một sự đi xuống tai hại, nhưng nó sẽ không ngăn được quá trình phục hồi tiếp tục đi xuống. Một số nước sẽ bị đẩy trở lại tình trạng suy thoái,chắc chắn là Italia, có khả năng là Anh, có thể là Mỹ. Cơn đau này sẽ đáng để chịu đựng nếu nó làm cho tình hình ngân sách lành mạnh hơn trong trung hạn. Điều không may là ở qua nhiều nơi điều này không xảy ra. Trong một trường hợp điều này diễn ra là do một loạt những sai lầm khác về tài khóa.
Chẳng hạn ở Mỹ, những bế tắc về chính trị sẽ ngăn cản bất kỳ tiến bộ nào trong việc giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách trong trung hạn của quốc gia này, thậm chí nếu nước này thực hiện thắt chặt tài khóa ngắn hạn. Ở nhưng nơi khác, như ở khu vực ngoại vị Châu Âu, mức độ thắt chặt tài khóa sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế tới mức triển vọng nợ nần của những nước này sẽ trở nên đen tối hơn.
Liệu các thị trường mới nổi đang bùng nổ có thể giúp được những gì không? Không nhiều như người ta có thể nghĩ. Tăng trưởng của chính Trung Quốc đang chậm lại, vì phải như vậy nếu muốn kiểm soát lạm phát. Và với việc giờ đây có ít không gian hơn cho những phản ứng chính sách theo cách chi tiêu mạnh mẽ, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước thiệt hại từ một sự suy giảm mới ở Phương Tây.
Triển vọng năm 2012 sẽ xám xịt như thế nào còn phụ thuộc vào việc các chính trị gia cố bám lấy các chính sách sai lầm của họ chặt và lâu tới mức nào. Ở nhiều nước, chu kỳ bầu cử cho thấy điểm rất xấu. Nước Mỹ sẽ không có khả năng được chứng kiến những thỏa hiệp chính trị lớn trong năm bầu cử tổng thống. Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, một cuộc suy thoái sâu hay một cơn chấn động nghiêm trọng về tài chính có thể dẫn đến những hành động táo bạo.
Những triển vọng lớn nhất có thể là một nền kinh tế không hoàn toàn thật yếu và một cuộc khủng hoảng không thật lớn để thúc đẩy các chính trị gia đang bất động hiện nay phải hoạt động nhiều hơn. Đó là do giải thích tại sao 2012 sẽ là một năm của tình trạng tự đình đốn.
Zanny Minton Beddoes
Biên tập viên Kinh tế
Theo TTVN/The Economist