Thách thức về thuế quan sau 5 năm gia nhập WTO
TTXVN/Vietnam+ - 05/01/2012       

 

Ngày 5/1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đã tổ chức cuộc tọa đàm dịch vụ tài chính và thuế quan sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 
 
Theo các chuyên gia, quá trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ tài chính và thuế quan trong 5 năm qua của Việt Nam vẫn còn một số thách thức như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) còn hạn chế; Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn tương đối thấp trong hầu hết các ngành;
 
Thị trường lao động Việt Nam vẫn chịu tình trạng hạn chế về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính; Lao động giản đơn sau khi gia nhập WTO vẫn rất cao trong khi lao động có kỹ năng hạn chế, lao động kỹ thuật lành nghề chưa đáp ứng yêu cầu. Các công ty bảo hiểm, chứng khoán và kế toán, kiểm toán trong nước vẫn còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
 
Bên cạnh đó, vấn đề quản lý cung cấp dịch vụ qua biên giới là một thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính. Việc cho phép sử dụng dịch vụ qua biên giới sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến vấn đề cạnh tranh, khách hàng trên thị trường sẽ bị chia sẻ bởi nhiều công ty hơn. 
 
Theo ông Vũ Như Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất nhiều khả năng là nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, do hiện nay khách hàng chủ yếu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn nước ngoài chính là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang họat động tại Việt Nam.
 
Mặc dù đã được cải thiện trong 5 năm qua nhưng chất lượng dịch vụ tài chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thị trường. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian trong nước vẫn còn khoảng cách so với các doanh nghiệp nước ngoài. 
 
Một vấn đề cũng được quan tâm là vấn đề thu NSNN, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đang có xu hướng giảm. 
 
Theo Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho thấy nếu như năm 2001, số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm 15,5% tổng thu ngân sách nhà nước thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 11,2%. Trong đó, tỷ trọng thu từ thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách giảm từ mức 13,91% xuống 8,91%. 
 
Tuy nhiên, ông Lưu Đức Huy, chuyên viên Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết tuy phải thực hiện cắt giảm thuế hàng năm theo cam kết WTO nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu về cơ bản năm sau cao hơn năm trước, trừ năm 2009 và số thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm sau đều cao hơn năm trước từ 15,5% đến 51,7% và con số này vẫn đảm bảo phù hợp với mục tiêu thu ngân sách nhà nước của hệ thống chính sách thuế.
 
Vụ chính sách thuế cũng đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế trong WTO đối với sản xuất trong nước là không đáng kể vì mức cắt giảm bình quân hàng năm chủ yếu ở mức 2-3%. Nhiều mặt hàng sau khi cắt giảm vẫn có mức bảo hộ cao trên 20%./. 
 
Thùy Dương
 
 
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
05/01 VPBank đã tăng vốn điều lệ lên hơn 5.000 tỷ đồng
05/01 Công ty cho thuê tài chính VietinBank tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng
05/01 Dự toán bội chi NSNN năm 2012 là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8%GDP
05/01 Vì sao Eximbank “thay thế” ANZ tại Sacombank?
05/01 'Doanh nghiệp chậm nộp thuế để lấy vốn làm ăn'
05/01 Lãi suất vàng tăng nóng
05/01 Kiên quyết xử lý TCTD rủi ro, mất an toàn
05/01 Bao giờ lãi suất giảm?
05/01 Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
05/01 Rớt mạnh, giá vàng 'nội' đi trái chiều với vàng 'ngoại'

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
36.600
-0,65 (-1,74%)


22.04.2025

Khối lượng giao dịch 3.709.700
(-66,61%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1189,07
(-1,49%)