ERP: Giải pháp phần mềm quản lý đa năng
22/10/2017       

Enterprise resource planning (ERP) là phần mềm tích hợp tất cả các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN) vào một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu duy nhất. Từ đó, ERP cung cấp quy trình quản lý hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên.

 

Sơ đồ mô phỏng hoạt động của ERP

ERP giúp ích gì cho DN?

ERP ra đời với mục đích không sử dụng cho từng cá nhân mà giúp đỡ DN trong hoạt động thường nhật. Chức năng chính của ERP là tích hợp tất cả các phòng/ban chức năng của DN trong một hệ thống phần mềm duy nhất để quản lý và theo dõi. Tuy nhiên, ERP cũng đủ linh hoạt để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của DN. Nói cách khác, ERP như một phần mềm khổng lồ có khả năng làm được những việc về tài chính, nhân sự, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng...

Do đó, khi một phần mềm ERP được xây dựng cần đảm bảo những yếu tố:

  • Được thiết kế theo từng phần nghiệp vụ (module): Ứng với từng chức năng kinh doanh của DN sẽ có một module phần mềm tương ứng. Mỗi module chỉ đảm trách một nghiệp vụ. Với thiết kế module, DN có thể mua ERP theo từng giai đoạn tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu thực tế.
  • Có tính tích hợp chặt chẽ: Việc tích hợp các module cho phép kế thừa thông tin giữa các phòng, ban; đảm bảo đồng nhất thông tin, giảm việc cập nhật xử lý dữ liệu tại nhiều nơi; cho phép thiết lập các quy trình luân chuyển nghiệp vụ giữa các phòng, ban trong DN
  • Có khả năng phân tích quản trị: Hệ thống ERP cho phép phân tích dựa trên các trung tâm chi phí (Cost center) hay chiều phân tích (Dimension) qua đó, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

  • Tính mở: ERP cho phép doanh nghiệp có thể thiết lập các thông số để thích ứng với thực tế tại từng giai đoạn khác nhau. Với đặc tính này doanh nghiệp có thể thêm hoặc mở rộng quy trình quản lý của mình khi cần. Tính mở còn thể hiện trong khả năng kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau trong hệ thống.

Ngoài ra, ERP còn có khả năng sửa chữa, khai thác thông tin. Do đó, cùng với quy trình vận hành, ERP phải có tính dẫn hướng (driver) cho phép doanh nghiệp học tập các quy trình quản lý và hoạch định các quy trình dự kiến trong tương lai.

Tóm lại, khi đưa vào sử dụng ERP có thể giúp doanh nghiệp: Kiểm soát thông tin khách hàng; tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ; kiểm tra chất lượng, quản lý dự án; kiểm soát thông tin tài chính, lượng hàng tồn kho; chuẩn hóa hoạt động về nhân sự; giao tiếp, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty…

ERP giúp hoạt động của NH được dễ dàng, thuận tiện và chính xác

Ngân hàng có cần triển khai ERP?

Nói đến ngân hàng (NH) là nói đến các hoạt động liên quan đến tiền như: Tiền gửi, tiền vay, lãi suất, chuyển tiền... Người ta thường nhắc đến các tác nghiệp chính của NH mà quên rằng, bản thân NH cũng có những giao dịch thông thường như quản lý công nợ phải thu, các khoản phải trả, quản lý tài sản cố định, quản lý chi phí... Ngoài ra, NH còn có rất nhiều các lĩnh vực kinh doanh khác: Dịch vụ cho thuê tài chính, dịch vụ kinh doanh chứng khoán hay kinh doanh bảo hiểm, bất động sản...

Như vậy, NH cần được nhìn nhận như một DN đặc thù với lĩnh vực kinh doanh chính là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ. Cũng như DN, các NH đều có nhu cầu đánh giá được hiệu quả hoạt động, cũng như trả lời được các câu hỏi: Mảng kinh doanh nào hiện đang cho hiệu quả lớn nhất? hệ thống khách hàng có được kiểm soát chặt chẽ? làm sao tối ưu hóa trong việc khai thác sử dụng dịch vụ?...

Với hệ thống ERP, các thông tin tác nghiệp của NH sẽ được tổng hợp, chế biến giúp cho các lãnh đạo của NH điều hành tốt hơn, có các quyết định chính xác hơn.

ERP khi được ứng dụng sẽ chia theo các loại hình hoạt động khác nhau của NH như: Kinh doanh; ứng dụng nội bộ; quản lý thuê mua tài chính, chứng khoán, nợ và khai thác tài sản, bất động sản... Từ đó, các số liệu sẽ được tập trung tại một hệ thống tổng hợp chính (General ledger). Hệ thống này giúp NH có thể khai thác số liệu qua hệ thống báo cáo tác nghiệp, báo cáo quản lý, các báo cáo phải nộp cho NH Nhà nước và các báo cáo phục vụ lãnh đạo.

Bên cạnh đó, NH vẫn cần các hệ thống ERP mở rộng khác như: Quản lý quan hệ khách hàng (CRM); phân tích và đánh giá hiệu năng hoạt động thông qua quản lý rủi ro (Risk Management); quản lý quan hệ nhà cung cấp (SRM), quản lý tỷ giá…

Vậy nên, ứng dụng ERP sẽ giúp hoạt động kinh doanh, quản trị của NH được dễ dàng, thuận tiện và chính xác hơn

Tin mới hơn
26/03 THÔNG BÁO MỜI HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2019 VÀ NHIỆM KỲ 2019-2024
09/12 HĐQT VietinBank bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các nhân sự cấp cao
08/12 VietinBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018
01/11 VietinBank có tân Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng Giám đốc
22/10 Thanh toán lãi Trái phiếu VietinBank phát hành đợt 1 năm 2017
17/08 Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của VietinBank
03/07 VietinBank phát hành 243.510 trái phiếu ra công chúng năm 2018
28/06 VietinBank dẫn đầu về Dịch vụ chăm sóc khách hàng
28/06 Tổng Giám đốc Lê Đức Thọ dự Tọa đàm Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018
23/06 Cuộc họp Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác Chiến lược VietinBank - MUFG Bank lần thứ 11
Tin cũ hơn
20/10 VietinBank dẫn đầu gói tín dụng Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp
20/10 VietinBank phát hành Trái phiếu ra công chúng
20/10 VietinBank Quảng Ngãi ký kết thỏa thuận thu NSNN
20/10 VietinBank CN12 và Minh Đức Minh Tâm: 13 năm ân nghĩa
19/10 Ninh Thuận: Triển khai thu kinh phí Công đoàn qua VietinBank
18/10 Tài trợ vốn dự án đầu tư “Showroom Ô tô Honda Huế”
17/10 VietinBank có lợi nhuận tốt nhất Ngành Ngân hàng
17/10 VietinBank cam kết tài trợ hơn 3.500 tỷ đồng tại Đà Nẵng
16/10 Đối tác của VietinBank đứng số 1 Top 10 IDC FinTech Rankings 2017
16/10 VietinBank là Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất Việt Nam 2017

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
37.500
+0,10 (0,27%)


10.01.2025

Khối lượng giao dịch 7.501.000
(+74,82%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1230,48
(-1,23%)