Tác động của TPP đến Ngành Tài chính Ngân hàng Việt Nam
01/05/2016       

 

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội cho nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam, trong đó có tài chính ngân hàng.

 

 

 

TPP đem lại những cơ hội cho Ngành trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài nhưng cũng tạo sức ép đòi hỏi thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô cũng như hoạt động của từng tổ chức tín dụng.

 

 

Cơ hội lớn…

 

Thu hút đầu tư, tăng cường dòng vốn

 

Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Từ năm 2014, nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (đặc biệt là trong các ngành được hưởng lợi từ TPP như: Dệt may, logistic, bất động sản…) đã “nhanh chân” đến Việt Nam. Tính đến 31/12/2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn là 24,1 tỷ đô la Mỹ (USD), tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014*.



Bên cạnh đó, vốn FDI và hoạt động thương mại gia tăng sẽ tăng độ quen thuộc của nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam, do đó dự báo sẽ kéo theo dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Xếp hạng quốc gia của Việt Nam được cải thiện đã tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn nguồn vốn trong nước.

 

Tăng cường về quy mô tín dụng và các dịch vụ ngân hàng

 

Do lưu thông tiền tệ trong các nước TPP thuận lợi, tỷ giá ổn định, dòng tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ dẫn tới nền sản xuất trong nước tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cũng sẽ tăng mạnh. Ước tính, GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, TPP giúp hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện hạn chế đối với đầu tư, dịch vụ.

 

Xuất khẩu ước tính sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025. Điều này mở ra cơ hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai.

 

Cơ hội nâng cao năng lực quản trị và tài chính

 

Lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ mở rộng hơn theo các cam kết chung. Theo đó, Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào chính Ngành Ngân hàng - nơi cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao. Hơn nữa, các NHTM có nhiều khả năng nới tỷ lệ nắm giữ cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa làm tiền đề để phát triển Ngành Ngân hàng Việt Nam trong tương lai.

 

Nhưng không ít thách thức

 

Sức ép cạnh tranh

 

Việc dần xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính ngân hàng với 12 quốc gia mà phần lớn đã rất phát triển là thách thức của Việt Nam. Các bất cập trong hệ thống ngân hàng chính là cơ hội cho các ngân hàng quốc tế tiếp cận thị phần khách hàng, ảnh hưởng tới thị trường hiện tại và tiềm năng của các ngân hàng trong nước. Hơn nữa, các nước phát triển sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao về mở cửa thị trường, vô hình trung tạo sức ép cạnh tranh đối với các nước đang phát triển. Bao gồm:

 

  • TPP cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó.

 

  • Thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, kỹ năng tiếp cận khách hàng chuyên sâu của các ngân hàng nước ngoài có thể khiến ngân hàng nội địa mất dần các phân khúc thị trường quan trọng, đặc biệt là mảng bán lẻ.

 

  • Sức ép bị chi phối cũng tăng cao cùng với việc nới tỷ lệ nắm giữ và bài toán chưa được giải quyết rõ ràng cho vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng. Viễn cảnh bị chi phối bởi các nhà đầu tư nước ngoài có thể lặp lại đối với lĩnh vực ngân hàng.

 

Rủi ro từ việc phụ thuộc các yếu tố nước ngoài

 

Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào vốn ngoại với tỷ lệ nợ nước ngoài cao, tỷ trọng FDI trên cán cân thanh toán ngày một tăng lên. Trong bối cảnh đó, một cú sốc khiến vốn ngoại ngưng vào hoặc chảy ra sẽ tác động khó lường tới sức ép phá giá ngoại tệ và sự ổn định của hệ thống tài chính. Ngược lại, sự đổ vào nhanh chóng của vốn ngoại sẽ làm tăng bong bóng bất động sản, tài sản tài chính và đẩy giá VND lên như những gì đã diễn ra trong giai đoạn 2006 - 2008.

 

Như vậy, TPP mang lại cơ hội lớn về thị trường và tiềm năng phát triển nhưng cũng không tránh khỏi những thách thức cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có VietinBank. Là 1 trong 10 NHTM được lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II, VietinBank đang tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải tiến hoạt động với mục tiêu trở thành ngân hàng đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới. Các tiêu chí về vốn, tổng tài sản, năng lực quản lý, lợi nhuận, khả năng thanh khoản, thông tin công khai, minh bạch và độ thích ứng với thị trường đang tiệm cận các chuẩn mực quốc tế.

Tệp đính kèm:  
Tin mới hơn
26/03 THÔNG BÁO MỜI HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2019 VÀ NHIỆM KỲ 2019-2024
09/12 HĐQT VietinBank bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các nhân sự cấp cao
08/12 VietinBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018
01/11 VietinBank có tân Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng Giám đốc
22/10 Thanh toán lãi Trái phiếu VietinBank phát hành đợt 1 năm 2017
17/08 Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của VietinBank
03/07 VietinBank phát hành 243.510 trái phiếu ra công chúng năm 2018
28/06 VietinBank dẫn đầu về Dịch vụ chăm sóc khách hàng
28/06 Tổng Giám đốc Lê Đức Thọ dự Tọa đàm Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018
23/06 Cuộc họp Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác Chiến lược VietinBank - MUFG Bank lần thứ 11
Tin cũ hơn
30/04 Quý I/2016, VietinBank đạt 2.405 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 54% so với cùng kỳ
30/04 Khai mạc Festival Huế 2016, VietinBank tài trợ Kim cương
29/04 VietinBank kết nối nhân lực
29/04 VietinBank Hồng Bàng tài trợ 16,1 triệu USD cho VIPCO
29/04 VietinBank Ngô Quyền tài trợ 200 tỷ đồng cho Vân Long CDC
27/04 VietinBank quyết liệt tái cấu trúc 5 mảng chính
26/04 Bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT VietinBank
26/04 VietinBank giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, đảm bảo quyền lợi cổ đông
26/04 Sẵn sàng sáp nhập PG Bank, vực lại 2 ngân hàng tái cơ cấu
26/04 Cuối 2016, vốn điều lệ của VietinBank đạt 49.209 tỷ đồng

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
34.000
+0,65 (1,95%)


20.11.2024

Khối lượng giao dịch 6.494.000
(+2,74%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1216,54
(+0,95%)