Kinh tế khó khăn, lợi nhuận năm 2011 của 9 NHTM niêm yết tăng 35% so với năm ngoái
CafeF - 10/02/2012       

 Dư nợ cho vay của 9 ngân hàng tính đến 31/12/2011 đạt hơn 875.000 tỷ đồng. Tổng nợ xấu đạt 11.642 tỷ, tăng 20% so với năm 2010, các ngân hàng trích lập dự phòng hơn 10.000 tỷ.

9 NHTM niêm yết (CTG, VCB, STB, EIB, ACB, MBB, HBB, SHB, NVB) đã công bố kết quả kinh doanh năm 2011. Mặc dù năm 2011 được đánh giá là một năm khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp nhưng câu chuyện đó không áp dụng với ngành ngân hàng!

 

Lợi nhuận trước thuế 9 ngân hàng (mẹ) đạt hơn 29.200 tỷ đồng, tăng 35% năm 2010

 

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của 9 NHTM trong năm 2011 đạt tổng 29.202 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước, trong đó CTG và EIB là hai ngân hàng có mức tăng lợi nhuận trước thuế (LNTT) lớn nhất với tỷ lệ 77% và 72%, CTG cũng là ngân hàng có LNTT lớn nhất với 7.782 tỷ đồng. Có 2 ngân hàng có lợi nhuận giảm so với năm 2011 là HBB (giảm 27%) và NVB (giảm 2%).

 


(đơn vị: tỷ đồng)
Về cơ cấu doanh thu của các NHTM, chủ yếu nguồn thu vẫn từ hoạt động cho vay lãi, thu nhập lãi thuần năm 2011 của 9 NHTM niêm yết đạt hơn 58.800 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2010; trong đó EIB có mức tăng thu nhập lãi thuần cao nhất với tỷ lệ 84%, HBB thấp nhất với tỷ lệ 22%.

 

 

Về dịch vụ, hai ngân hàng lớn là VCB và CTG giảm lãi từ dịch vụ so với năm 2010, trong khi SHB và HBB lại tăng mạnh lãi từ dịch vụ.

 

Về kinh doanh ngoại hối, VCB là ngân hàng kinh doanh ngoại hối hiệu quả nhất với lãi từ ngoại hối năm 2011 đạt 1.178 tỷ, gấp đôi năm trước; ACB, HBB, NVB, MBB là 4 ngân hàng kinh doanh ngoại hối bị lỗ trong năm 2011 trong đó ACB lỗ nhiều nhất với hơn 160 tỷ.

 

 

Về hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, bất ngờ HBB lãi hơn 385 tỷ từ hoạt động này, VCB không đầu tư chứng khoán năm 2011 còn 7 ngân hàng khác đều lỗ. Cá biệt MBB lỗ hơn 530 tỷ mua bán chứng khoán đầu tư.

 

 

Tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2011 của 9 NHTM là 19%

 

Dư nợ cho vay của 9 ngân hàng tính đến 31/12/2011 đạt hơn 875.000 tỷ đồng, trong đó 3 ngân hàng lớn đã chiếm 68,4% tổng dư nợ (CTG chiếm 33%, VCB chiếm 23,7%, ACB chiếm 11,64%).

 


(đơn vị: tỷ đồng)
Trong khi tăng trưởng tín dụng toàn ngành theo thông báo của Thống đốc NHNN năm 2011 từ 12-13% thì tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2011 của 9 NHTM niêm yết đạt 19%, cá biệt dư nợ của HBB giảm 4,57% so với năm trước còn STB tăng 1,41%, mức tăng rất thấp đáng ngạc nhiên so với quy mô của STB. 

 

Có 3 ngân hàng có tăng trưởng tín dụng vượt 20% là CTG, SHB và MBB, trong đó MBB tăng trưởng tín dụng đạt tới 31%.

 

 

Tổng nợ xấu năm 2011 của 9 NHTM đạt 11.642 tỷ, tăng 20% so với năm 2010

 

Về số tuyệt đối, tổng nợ xấu năm 2011 của 9 NHTM đạt 11.642 tỷ, tăng 20% so với năm trước. HBB có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cao nhất 4,69%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống (3,6-3,8%). Có 3 ngân hàng có nợ xấu dưới 1% là CTG, ACB và STB. 

 

Nợ xấu của ngân hàng mẹ VCB công bố trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011 là 2%, thấp hơn rất nhiều so với con số 3,8% tại thời điểm 30/9/2011, khoản nợ có khả năng mất vốn đã giảm từ hơn 5.000 tỷ vào quý 3/2011 xuống gần 2.300 tỷ vào cuối năm (có khả năng VCB đã đánh giá lại khoản nợ này, hoặc khoanh nợ hoặc tính vào dự phòng rủi ro tính dụng trong quý 4/2011). Tuy vậy, nợ nhóm 2 của VCB (nợ cần chú ý) đã tăng 13.300 tỷ trong năm 2011, cao hơn năm trước 82%.

 

Năm 2011, 9 ngân hàng trích lập 10.360 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng

 

Con số này tăng 69% so với năm 2010. Trong đó CTG trích lập nhiều nhất với 4.871 tỷ đồng, tiếp theo là VCB (3.387 tỷ).

 

Tiền gửi khách hàng tăng 142.000 tỷ so với năm 2010, mức tăng 18%

 

Tổng tiền gửi khách hàng của 9 NHTM niêm yết tại thời điểm 31/12/2011 đạt hơn 915.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010. Trong đó tiền gửi khách hàng tại 3 ngân hàng lớn là CTG, VCB và ACB chiếm 69% (tiền gửi khách hàng của CTG đạt hơn 256.000 tỷ, chiếm 28%).

 

Tăng trưởng tiền gửi khách hàng năm 2011 của ngân hàng ACB, MBB, SHB đạt trên 30%, NVB đạt 54% trong khi tại STB và EIB lại giảm nhẹ.

Một thông tin khác cũng được nhiều người quan tâm là CTG, VCB đang là ngân hàng có thu nhập bình quân/đầu người thuộc nhóm cao nhất khối ngân hàng, trên 20 triệu đồng/tháng. 

 

Phương Mai

 

 

 

 

 

Theo TTVN

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
09/02 NHNN phải có phương án giảm lãi suất tín dụng hợp lý và hợp thời điểm
09/02 “Phải giải quyết thanh khoản ngân hàng trong quý 1/2012”
08/02 Sẽ xử lý những bất cập trên liên ngân hàng?
08/02 Phía sau 2,8 triệu tỷ đồng vốn
08/02 Nỗi lo xử lý nợ xấu từ trích dự phòng rủi ro tại các ngân hàng
07/02 Lãi suất bình quân liên ngân hàng xuống dưới 10%/năm
07/02 Tiền đang đổ về các thị trường mới nổi
07/02 Moody’s: Ngân hàng Việt Nam thuộc nhóm dễ bị tác động nhất bởi khủng hoảng châu Âu
06/02 Hạn mức tín dụng cho từng ngân hàng có thể công bố trong tháng 3
06/02 Các cổ phiếu biến động mạnh nhất tháng 1

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.800
-0,20 (-0,61%)


26.04.2024

Khối lượng giao dịch 8.972.900
(+80,77%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1209,52
(+0,38%)