Dùng thuế “kích” vốn lưu thông
Người lao động - 03/01/2012       

Đưa tiền lãi gửi ngân hàng vào thu nhập chịu thuế doanh nghiệp sẽ giảm dần việc gửi tiền, góp phần kích thích vốn chảy vào sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (DN). Theo đó, DN có thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng (NH), lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức đều phải đóng thuế.

Khó làm ăn nên đem tiền gửi lấy lãi


Thông thường, DN gửi tiền không kỳ hạn tại các NH chủ yếu là để thanh toán cho đối tác, theo quy định lãi suất được hưởng phổ biến 3%/năm. Nếu chỉ gửi trong vài ngày, số tiền lãi thu về sẽ không đáng kể. Nhưng thực tế, nhiều DN lớn, có nguồn vốn dồi dào, vì khó làm ăn nên gửi tiền vào NH dưới nhiều hình thức để kiếm lãi lớn.

Cầm trong tay hàng chục, thậm chí cả trăm tỉ đồng, nhiều DN đã gây áp lực để hưởng lãi suất vượt trần. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết: Mới đây, một khách hàng yêu cầu khoản tiền gửi tái tục 600 tỉ đồng của họ phải được hưởng lãi suất 16,5%/năm (vượt 2,5% so trần quy định), nếu không họ sẽ rút đi gửi nơi khác. Với số tiền lớn như vậy, thu nhập từ lãi “tiết kiệm” sẽ là 99 tỉ đồng/năm. Khách gây áp lực nhưng vì không thể nâng lãi suất cao trái quy định nên BIDV buộc phải từ chối.

Một số công ty chứng khoán cũng tranh thủ tiền của nhà đầu tư để gửi tiết kiệm, thu về số tiền lãi rất lớn. Đồng thời những NH dồi dào vốn cũng lách quy định cho NH bạn vay tiền không quá 20% nguồn vốn huy động bằng cách giao tiền các công ty con đến gửi tại các NH khác để kiếm lời cao.

Kích thích nguồn vốn chảy trực tiếp vào nền kinh tế

Thực tế các năm gần đây cho thấy nhiều NH luôn căng thanh khoản nên phải huy động vốn bằng mọi giá, có thời điểm các NH tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên 18%-20%/năm khiến lãi suất cho vay cán mức 22%-24%/năm. Thậm chí có NH tung ra thị trường sản phẩm tiền gửi kỳ hạn 24 giờ, hai ngày, một tuần, hai tuần với mức lãi suất tối đa 14%/năm để nhanh chóng thu hút vốn bù đắp thiếu hụt thanh khoản, càng kích thích DN gửi tiền vào NH.

 

Theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, nhiều DN “ném” hàng trăm tỉ đồng vào NH rồi ngồi chơi, hưởng lãi suất 14% - 16%/năm.

 

Do đó, số tiền lãi mà DN có được là một hình thức đầu tư nên phải chịu thuế thu nhập. Với việc Nhà nước bổ sung tiền lãi gửi NH vào thu nhập chịu thuế, DN sẽ không còn mặn mà với gửi tiền “tiết kiệm” nữa mà tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, góp phần kích thích nguồn vốn chảy trực tiếp vào nền kinh tế. Mặt khác, với quy định thu nhập từ tiền gửi NH, các NH thương mại cũng sẽ giảm bớt việc cho NH bạn vay tiền, dồn vốn cung ứng cho DN.

 

THY THƠ

 

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

 

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
03/01 Cuối ngày vàng tăng thêm 500.000 đồng/lượng
03/01 Một số thành viên ngừng tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng
03/01 Một năm ‘lên voi, xuống chó’ với đầu tư
03/01 Điều hành tỷ giá đã có nghề!
03/01 Ba ngân hàng hợp nhất chung một biểu lãi suất
03/01 Vàng SBJ bán ra đã lên 43 triệu đồng/lượng
03/01 Tỷ giá USD/VND ngày 3/1
03/01 Năm mới nói chuyện cũ: Khó giảm lãi suất
02/01 Đầu năm, giá vàng tăng
02/01 Một năm 'dậy sóng' của giới buôn vàng

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
37.100
-0,15 (-0,40%)


22.04.2025

Khối lượng giao dịch 15.064.300
(+35,61%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1197,13
(-0,82%)