Phá trần lãi suất: Ngày càng khó tố cáo
Diễn đàn kinh tế Việt Nam - 10/01/2012       

Những nghi vấn phá trần lãi suất thời gian gần đây đã chính thức bị các chuyên gia tố giác. Tuy nhiên, khác với phản ứng mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp trước đây, lần này cơ quan quản lý có vẻ im tiếng trước một thực trạng cũ.

Ngày 9/1, ông Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho biết, hiện tượng vượt rào lãi suất huy động có dấu hiệu tái diễn cuối năm 2011, một số nơi là 19-20% một năm.

Ông Nghĩa khẳng định, lãi suất huy động trong những ngày gần đây đã được một số ngân hàng đẩy lên mức 19-20% một năm, cao hơn nhiều so với trần 14% mà Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu tuân thủ. Cá biệt, lãi suất tiền gửi vào ngân hàng này có lúc lên tới 21%.

Thực tế, phá trần lãi suất huy động là điều đang diễn ra và các nhà băng ngầm thực hiện gần đây. Những người đi gửi tiền với số tiền trên 1 tỷ thời gian gần đây tại các ngân hàng nhỏ đều có thể dễ dàng đạt được mức thỏa thuận lên đến 18,5%. Thậm chí, có rất nhiều người, đang gửi tiền ở ngân hàng này nhưng liên tiếp nhận được chào mời từ nhân viên các ngân hàng khác với lãi suất lên đến gần 20%.

Trao đổi về vấn đề này, giám đốc chi nhánh một ngân hàng cho biết, việc phá trần lãi suất đang là thực tế và có nguyên nhân là do các ngân hàng khó khăn về thanh khoản cuối năm. Tuy nhiên, không loại trừ, một số chi nhánh, phòng giao dịch vì muốn đạt chỉ tiêu huy động để lấy thưởng nên sẵn sàng bỏ tiền để tặng khách hàng nhằm huy động được vốn.

Tuy nhiên, sau việc thực thi kỷ luật mạnh mẽ từ Ngân hàng Nhà nước thì việc phá trần hiện cũng được thực hiện khá kín kẽ. Các ngân hàng luôn tìm hiểu các khách hàng mới một cách rất kỹ để tránh bị gài bẫy. Trong khi đó, việc chi tiền cho lãi suất vượt trần thường thực hiện dưới dạng trao đổi cá nhân và sau khi thực hiện giao dịch gửi tiền khá xa.

Ông Ngô Văn Dũng, Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hà Nội cho hay: "Trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng chỉ giữ được từ ngày 7/9 đến hết tháng 9/2011. Còn từ tháng 10/2011 đến nay, đặc biệt là tháng 12/2011, thị trường ngân hàng đang phải chịu đựng tình trạng mặc cả lãi suất, song không dễ phát hiện, không dễ tố cáo".

Còn đại diện SeABank cho biết, hiện tượng mặc cả lãi suất đang xảy ra với mức lãi suất huy động lên tới 17- 20%/năm. Thậm chí, có nhiều ngân hàng đến tận nhà khách hàng để xin trả phần tiền chênh lệch. Nhiều ngân hàng khác cũng cho hay, nếu Ngân hàng Nhà nước không khẩn trương siết lại kỷ cương, tình trạng mặc cả lãi suất sẽ còn diễn biến tiếp tục trong năm 2012.

Hiện tượng lách trần lãi suất cũng đã được các ngân hàng phản ánh lên Ngân hàng Nhà nước. Tại hội nghị ngành ngân hàng đầu tháng 12/2011, Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV đã cho biết, đầu tháng 12, hiện tượng lách trần lãi suất đã lại xuất hiện và cần phải kiểm soát chặt.

Theo ông Hà, cách đây mấy ngày, có người đã mang khoản tiền 15 - 16 tỷ đến đồi 15% không được đồng ý đã chuyển sang chỗ khác. Hành động của các ngân hàng hiện nay tinh xảo và tinh vi lắm.

Với thực tế lách trần lãi suất hiện nay, các chuyen gia cho biết thực tế thanh khoản của các ngân hàng vẫn còn căng thẳng. Thậm chí, theo ông Lê Xuân Nghĩa, 2012, câu chuyện chính của ngân hàng vẫn là thanh khoản.

Với thanh khoản còn khó khăn, các ngân hàng vẫn bất chấp tất cả để huy động vốn. Tuy nhiên, một khi những quy định về vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước và các các ngân hàng lớn bị siết chặt thì các ngân hàng sẽ buộc phải tìm cách để huy động trên thị trường dân cư. Và biện pháp hiệu quả nhất vẫn là chạy đua lãi suất.

Theo các chuyên gia, một khi vấn đề thanh khoản chưa được giải quyết thì chuyện hạ lãi suất sẽ rất khó thực hiện. Khả năng lãi suất huy động về 12% trong đầu 2012 là điều không dễ.

 

PHƯỚC HÀ

 

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.



 

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
10/01 Ngân hàng 2012: Rủi ro thanh khoản còn rất cao
10/01 Lại đua lãi suất
09/01 Bơm vốn mạnh trên OMO, kỳ hạn cho vay lên 21 ngày
09/01 12 năm, kiều hối về Việt Nam tăng 8 lần
09/01 Sở hữu chéo làm khổ tái cơ cấu ngân hàng
09/01 'Có ngân hàng huy động lãi suất 21%'
09/01 Oceanbank chỉ hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận
09/01 Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ điều chỉnh 5-6%
09/01 Vào mùa săn... tiền lẻ
09/01 Ngân hàng lệch 'cầu' tiền đồng

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.300
0,00 (0,00%)


14.05.2024

Khối lượng giao dịch 5.643.900
(-19,96%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1243,28
(+0,25%)