Chuyển nợ thành vốn góp
23/11/2016       

NHNN đang lấy ý kiến toàn xã hội để xây dựng những quy định cụ thể chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp.

Theo đó các NHTM đang là chủ nợ nay có thể trở thành cổ đông trong các DN đã từng là khách hàng của mình để tham gia cơ cấu hoạt động công ty đã vay vốn nhưng không có khả năng thanh toán số nợ vay.

ACB đang có những cổ phần vốn góp ở các cảng lớn của đất nước do quá trình Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sử dụng vốn vay kém hiệu quả nên ACB đã phải bước vào sở hữu cổ phần trong một số công ty thành viên của Vinalines. “Chuyển nợ xấu thành vốn góp là một trong những giải pháp xử lý nợ xấu, những khoản nợ xấu chuyển đổi thành vốn góp ở Vinalines không nhiều và nó chỉ có tính hoàn cảnh” – ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB nói.

Thực tế đã có những trường hợp như Công ty thủy sản Bình An, Công ty thủy sản Phương Nam… trước đây đã được SHB chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp và các NHTM cho vay những công ty đã bước vào tái cơ cấu nợ, hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Gần đây người ta bắt đầu quan tâm đến số nợ của 16 NHTM trong Công ty Hoàng Anh Gia Lai đã vay cần phải được cơ cấu lại nợ để cứu lấy một DN lớn của đất nước. Việc các NHTM tham gia cơ cấu nợ cho Hoàng Anh Gia Lai cũng là tự cứu chính mình để vốn tài trợ cho DN không bị xấu thêm.

Theo một chuyên gia ở Cơ quan Thanh tra giám sát NH thuộc NHNN, thực ra, Luật Các TCTD, Thông tư 08 năm 2016 sửa đổi một số điểm trong Thông tư 36 đã tạo ra một khung pháp lý cho việc chuyển nợ thành vốn góp. Thế nhưng, chi tiết thực hiện chuyển nợ thành vốn góp khi DN vay vốn của NHTM không có khả năng thanh toán thì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Nên thời gian qua cả bên vay và cho vay đều lúng túng trước việc chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, một điểm đáng quan tâm trong dự thảo lấy ý kiến xây dựng quy định chuyển nợ thành vốn góp là chỉ áp dụng đối với nợ nhóm 5 (mất vốn) và tổng số vốn góp dưới hình thức không được quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của NHTM.

Tổng giám đốc một NHTM tại TP.HCM cho rằng, nếu chỉ áp dụng những khung pháp lý hiện hành, bản thân mỗi TCTD khi thực hiện chuyển nợ thành vốn góp phải thuê một tổ chức thẩm định giá độc lập định giá lại giá trị DN có nợ xấu và số nợ tồn đọng chưa thể trả vốn vay cho NHTM, trong đó bao gồm cả tài sản thế chấp khoản vay.

Vốn là trụ cột quan trọng nhất của các TCTD trong quá trình tái cơ cấu. Nếu lấy nợ xấu nhóm 5 thực hiện chuyển nợ thành vốn góp thì cũng có nghĩa là TCTD đó sẽ đối mặt với việc lấy tiền đâu ra để trích lập đầy đủ cho những khoản nợ này. Sau đó mới tính đến việc thẩm định giá trị DN còn nợ bao nhiêu chuyển thành vốn góp vào DN. Qua trao đổi với các lãnh đạo NHTM, có thể nói trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ xấu hiện nay là rào cản lớn nhất của họ khi thực hiện giao dịch chuyển nợ thành vốn góp. Đó là chưa kể các DN có sẵn sàng ngồi với một cổ đông từng chủ nợ của mình.

Những người thực hiện việc xử lý nợ xấu cho rằng, phải tạo ra một chính sách đủ mạnh mà hai bên chủ nợ và con nợ đều có thể chấp nhận được. Ví như NHTM tham gia cổ đông thì DN sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ NH, tham gia tái cơ cấu DN. Nếu không DN có thể gặp những rủi ro như sụt giảm tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn kéo dài, DN đối mặt với phá sản. Ngược lại nếu NHTM không chịu xử lý nợ xấu theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp, nợ xấu trong NH còn đó và có thể NHTM sẽ phải đối mặt  với nợ xấu nhiều năm không giải quyết được.

 

Theo Thời báo ngân hàng
Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
18/11 DN xuất khẩu tiếp tục được vay vốn ngắn hạn đến hết năm 2017
15/11 Nâng cao hiệu quả tham gia các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng
14/11 Nâng cao an toàn trong thanh toán
11/11 Giữ nhịp thị trường tín dụng cuối năm
09/11 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán
05/11 Bảo đảm ổn định tỷ giá, thanh khoản dịp cuối năm
02/11 Hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao tiếp cận dịch vụ ngân hàng
25/10 Cần thông tư liên Bộ để gỡ khó xử lý nợ xấu
21/10 Đẩy mạnh tiết kiệm kích thích tăng trưởng kinh tế
21/10 Ngành Ngân hàng khuyến khích phát triển thanh toán điện tử

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.800
-0,20 (-0,61%)


26.04.2024

Khối lượng giao dịch 8.972.900
(+80,77%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1209,52
(+0,38%)