VietinBank: 30 năm phát triển và kỳ vọng đột phá
16/02/2018       

Hành trình lịch sử của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã bước vào năm thứ 30. Trong chặng đường dài ý nghĩa đó, VietinBank luôn khẳng định được vai trò chủ lực và trách nhiệm tiên phong trong Ngành Ngân hàng Việt Nam. Kỳ vọng đột phá là có cơ sở khi VietinBank đang hội tụ đủ sức mạnh, sẵn sàng tâm thế, vững vàng, tự tin để hội nhập thành công.

Trụ sở làm việc của Ngân hàng Công Thương Việt Nam những ngày đầu thành lập

Khẳng định một thương hiệu lớn

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (trước đây là Ngân hàng Công Thương Việt Nam) được hình thành theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT, ngày 26/3/1988 trên cơ sở nhân sự và chức năng nhiệm vụ của Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cùng các phòng Tín dụng Công nghiệp và Thương nghiệp thuộc các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, thị xã. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức bước vào hoạt động từ ngày 8/7/1988. Từ đó ngày này trở thành Ngày truyền thống của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng với tên thương hiệu ngắn gọn nhưng rất đỗi thân quen trên thị trường cả trong nước và quốc tế là VietinBank!

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã chứng minh tính đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước khi chuyển mô hình ngân hàng (NH) từ một cấp sang mô hình NH hai cấp và hình thành một mạng lưới NH thương mại (NHTM) rộng lớn dưới sự quản lý và giám sát của NHNN Việt Nam. Nhờ vậy mà hệ thống NH đã thực hiện được nhiệm vụ to lớn của mình là hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế, cho việc cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

Với số vốn chủ sở hữu từ những ngày đầu thành lập vỏn vẹn chỉ có 22 tỷ đồng, đến nay VietinBank đã đạt trên 63.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu (tăng hơn 2.800 lần), trong đó vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng tài sản của VietinBank cũng tăng từ 718 tỷ đồng (1988) lên đến gần 1.100.000 tỷ đồng (2017), với mức tăng là hơn 1.500 lần. Đó quả là những con số đáng kinh ngạc và đáng tự hào! Ban đầu, cả hệ thống VietinBank chỉ có 11.380 cán bộ, nhân viên với mạng lưới gồm Hội sở chính ở Hà Nội (chưa tới 100 người), 32 chi nhánh (CN) cấp I và 42 CN cấp II (ngoài ra còn có 23 phòng giao dịch (PGD) và 502 quỹ tiết kiệm). Đến nay, toàn hệ thống đã có gần 23.000 cán bộ, nhân viên làm việc ở Trụ sở chính, 2 Văn phòng Đại diện, 9 đơn vị sự nghiệp, 155 CN cùng gần 1.000 PGD. Mạng lưới hoạt động của VietinBank không chỉ có ở trong nước mà VietinBank đã thành lập NH 100% vốn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đặt 2 CN tại Cộng hòa Liên bang Đức và lập Văn phòng Đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. VietinBank hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.000 NH tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, VietinBank còn tham gia góp vốn vào NH liên doanh IndovinaBank (NH liên doanh hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam) và có một số công ty trực thuộc.

Với hình thức tổ chức là NHTM cổ phần, VietinBank đã xây dựng được quan hệ hợp tác với hai cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo Mitsubishi-UFJ, Ltd. (BTMU) của Nhật Bản và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Nhờ sự tham gia về mặt tài chính và kinh nghiệm về công tác quản lý của hai cổ đông chiến lược này mà nhiều mặt hoạt động nghiệp vụ trong nước và uy tín của VietinBank trên trường quốc tế đã nâng cao rõ rệt.

Cho đến nay, thương hiệu VietinBank đã được khẳng định và ghi nhận: 6 năm liên tiếp nằm trong Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes; được Brand Finance định giá giá trị thương hiệu đạt 252 triệu USD với Sức mạnh Thương hiệu A+; Top dẫn đầu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017; Top 10 trong 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất 2017; được S&P xếp hạng tín nhiệm bằng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Với thành tích vượt trội, VietinBank vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Trụ sở chính VietinBank tại số 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hướng tới mục tiêu cao hơn

Chuẩn bị Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, VietinBank đã kết hợp với các chuyên gia của BTMU xây dựng Kế hoạch Kinh doanh trung hạn (MTBP) lần thứ hai (2018 - 2020) với nhiều kỳ vọng đột phá. Trước hết là với tầm nhìn thống nhất, xuyên suốt từ giai đoạn 2015 - 2017 là đưa VietinBank trở thành một Tập đoàn tài chính dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.

Với tầm nhìn đó, mục tiêu phấn đấu cụ thể của VietinBank là trở thành Tập đoàn tài chính có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống NH Việt Nam vào năm 2020. Có thể nói đây là một mục tiêu rất lớn, đòi hỏi sự chỉ đạo và điều hành hết sức chặt chẽ, nhưng cũng cần có những bước điều chỉnh linh hoạt của Ban Lãnh đạo VietinBank. Bên cạnh đó, VietinBank rất cần sự phấn đấu không mệt mỏi và có kỷ cương của toàn thể người lao động trong hệ thống.

Để thực hiện một cách vững chắc mục tiêu nói trên, các bộ phận tham mưu của VietinBank đã đề xuất 5 chủ điểm chiến lược để tập trung chỉ đạo và thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020, như sau:

  1. Tăng trưởng quy mô bền vững;
  2. Chuyển dịch cơ cấu thu nhập;
  3. Phát triển hoạt động NH thanh toán;
  4. Nâng cao năng lực tài chính;
  5. Nâng cao năng suất lao động và quản trị chi phí hiệu quả.

Những chủ điểm chiến lược được tập trung chỉ đạo trên đây cũng chính là sự tiếp nối, phát triển về chiều sâu các chủ điểm đã được nêu lên trong Kế hoạch Kinh doanh trung hạn giai đoạn 2015 - 2017. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm vững chắc của Ban Lãnh đạo VietinBank kể từ Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ II (2014 - 2019) là xây dựng và phấn đấu thực hiện một chiến lược đột phá, làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt và nội dung hoạt động, đáp ứng sự kỳ vọng tha thiết của đông đảo cổ đông VietinBank.

Để bảo đảm thời gian cho việc phê duyệt Kế hoạch trung hạn lần thứ 2 (2018 - 2020), các khối kinh doanh và nghiệp vụ của VietinBank đã tập trung xây dựng và hoàn thiện các biện pháp triển khai cụ thể gắn chặt với 5 chủ điểm chiến lược nêu trên. Một không khí khẩn trương, tích cực - có thể nói là chưa bao giờ rộng khắp và đầy tinh thần trách nhiệm đến thế trước kỳ vọng về sự lớn mạnh của VietinBank của cán bộ liên quan ở các khối - như nhận xét của Chủ tịch HĐQT VietinBank. Các đơn vị đã đưa ra một bản Kế hoạch trung hạn có chất lượng cao với những chỉ tiêu đột phá, đồng thời thể hiện tính khả thi vững chắc trong từng biện pháp tổ chức thực hiện 

Mùa xuân 2018 đã đến. Một Kế hoạch Kinh doanh trung hạn cho sự phát triển của VietinBank lại bắt đầu. Với những thành quả to lớn đạt được của chặng đường 30 năm qua, chúng ta hoàn toàn vững tin rằng các mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch sẽ được hoàn thành và hoàn thành vượt mức!./.

Phùng Khắc Kế - Thành viên HĐQT VietinBank

Tin mới hơn
26/03 THÔNG BÁO MỜI HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2019 VÀ NHIỆM KỲ 2019-2024
09/12 HĐQT VietinBank bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các nhân sự cấp cao
08/12 VietinBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018
01/11 VietinBank có tân Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng Giám đốc
22/10 Thanh toán lãi Trái phiếu VietinBank phát hành đợt 1 năm 2017
17/08 Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của VietinBank
03/07 VietinBank phát hành 243.510 trái phiếu ra công chúng năm 2018
28/06 VietinBank dẫn đầu về Dịch vụ chăm sóc khách hàng
28/06 Tổng Giám đốc Lê Đức Thọ dự Tọa đàm Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018
23/06 Cuộc họp Ủy Ban Chỉ đạo Hợp tác Chiến lược VietinBank - MUFG Bank lần thứ 11
Tin cũ hơn
15/02 Cầu nối kinh tế Việt Nam với thế giới
15/02 VietinBank lần thứ 2 vào Top 400 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới
14/02 Thống đốc biểu dương VietinBank
12/02 Chủ tịch HĐQT VietinBank thăm và làm việc với Lãnh đạo cấp cao BTMU
07/02 VietinBank là Thành viên tiêu biểu thị trường trái phiếu Chính phủ
01/02 Năm 2017: VietinBank tăng trưởng quy mô mạnh mẽ, bền vững và hiệu quả
31/01 VietinBank nhận giải thưởng Ngân hàng TTTM xuất sắc năm 2017
18/01 Global Finance vinh danh VietinBank là Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam
17/01 5 nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh năm 2018
16/01 Chủ tịch nước, Thủ tướng khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân VietinBank

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.800
-0,20 (-0,61%)


26.04.2024

Khối lượng giao dịch 8.972.900
(+80,77%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1209,52
(+0,38%)