Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2017: NHNN được giao chủ trì và phối hợp triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng
10/03/2017       
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2017 số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017, cùng với các Bộ, ngành, địa phương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được Chính phủ giao chủ trì và phối hợp triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Cụ thể, tại Nghị quyết này Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ, quyết liệt, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. 

 

Chính phủ yêu cầu người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp phải quán triệt chủ đề hành động của năm 2017 “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, coi đây là trọng tâm hành động, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.

 

Từng thành viên Chính phủ thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật không còn phù hợp, kiên quyết không để thể chế, chính sách gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội; khẩn trương chỉ đạo tiếp thu ý kiến, hoàn thiện các dự án luật đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 3 đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

 

Các Bộ, ngành, nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, NHNN, Công Thương, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý để chủ động có phương án, đối sách phù hợp, kịp thời. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ trưởng Tổ kinh tế vĩ mô chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, NHNN và các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kịch bản tăng trưởng cho từng ngành, từng lĩnh vực và của cả nền kinh tế, cập nhật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng cuối của mỗi quý.

 

NHNN theo dõi sát tình hình tiền tệ thế giới và trong nước, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất; trên cơ sở khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng, trong đó tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Tập trung xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.

 

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, NHNN chủ động xây dựng phương án, kịch bản, lộ trình điều chỉnh giá một cách chặt chẽ theo cơ chế thị trường một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu do nhà nước quản lý, bảo đảm kiểm soát lạm phát ở mức không quá 4%.

 

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, NHNN và cơ quan, địa phương liên quan rà soát, đánh giá tổng thể chính sách thương mại biên giới, đề xuất giải pháp bảo vệ thị trường trong nước và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

 

Để khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo sự hấp dẫn về cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội vào nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều công việc cụ thể. Trong đó, NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại, chủ lực là các ngân hàng thương mại nhà nước, dành ít nhất 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng để thực hiện chương trình cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường); chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chương trình tín dụng này.

 

Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ giao NHNN chủ trì hoặc tham việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách:

 

Đối với dự án Luật quản lý nợ công, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, NHNN và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

 

Về cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất để thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay nhà ở xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành; Căn cứ khả năng bố trí nguồn ngân sách nhà nước, NHNN và Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất khung lãi suất cho vay hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trong các năm 2018, 2019 và 2020; NHNN và Ngân hàng Chính sách xã hội cùng các Bộ, cơ quan địa phương phối hợp với Bộ Xây dựng (là đơn vị chủ trì) rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 100/2015/NĐ-CP, đề xuất nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định…

 

Theo Ngân hàng Nhà nước 

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
10/03 Ngành Ngân hàng - với đầu tư cho phát triển kinh tế Tây Nguyên
02/03 Gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao không phải là ngân sách cấp bù
24/02 NHNN chủ trì phiên họp APEC về tài chính toàn diện: “Tài chính toàn diện trong hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn”
22/02 NHNN được giao xây dựng báo cáo tiếp cận về vốn tín dụng
22/02 VAMC: Mục tiêu xử lý 33 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017
21/02 NHNN Việt Nam chính thức có thêm Vụ Truyền thông
16/02 Những thay đổi cơ bản của cơ chế cho vay mới theo Thông tư 39
14/02 NHNN đề xuất 9 bước xử lý các TCTD yếu kém
13/02 Đảm bảo minh bạch trong cho vay, vì quyền lợi khách hàng
08/02 Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.800
-0,20 (-0,61%)


26.04.2024

Khối lượng giao dịch 8.972.900
(+80,77%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1209,52
(+0,38%)