Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
28/11/2017       
Với tinh thần đồng hành cùng chính quyền và doanh nghiệp Hà Giang trong hoạt động xúc tiến đầu tư, ngoài dư nợ tín dụng hiện tại trên 16 nghìn tỷ đồng, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh Hà Giang tổ chức vào sáng ngày 27/11/2017, các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng cho 7 dự án tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và thủy điện... với số tiền trên 1.844 tỷ đồng.
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chủ trì Hội nghị với sự tham gia của gần 400 đại biểu, đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phó Thống đốc Đào Minh Tú đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tham dự Hội nghị.

 

C:\Users\User\AppData\Local\Temp\1.Thu tuong Nguyen Xuan Phuc phat bieu tai Hoi nghi Xuc tien dau tu tinh Ha Giang nam 2017.jpg

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị

 

Hà Giang là tỉnh miền núi cao, dân số hơn 820 nghìn người với 19 dân tộc. Hà Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện và một thành phố với 195 xã, phường, thị trấn. Hà Giang được tự nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng với phong tục tập quán, văn hoá truyền thống các huyện vùng cao. Ngoài ra tỉnh còn có cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy là cánh cửa giao thương kinh tế giữa hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) với Việt Nam. Trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội của Hà Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế phát triển ổn định. Năm 2016, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 6,5% so với năm 2015, thu ngân sách Nhà nước đạt 1.786 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2015. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 20,5 triệu đồng. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh từ tốp cuối cùng của cả nước đã đứng vị trí thứ 59/63; chỉ số hiệu quả quản trị về hành chính công cấp tỉnh từ vị trí 62 lên vị trí 56/63.

 

Tại Hội nghị này, Lãnh đạo tỉnh Hà giang trao Biên bản cam kết đầu tư cho 17 nhà đầu tư và Quyết định chấp thuận đầu tư cho 18 doanh nghiệp, tập đoàn với tổng số vốn lên đến hơn 16.700 tỷ đồng.

 

Nhân dịp này, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hệ thống các ngân hàng thương mại sẽ hỗ trợ tỉnh Hà Giang 10 tỷ đồng để triển khai các chương trình an sinh xã hội. Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện các chương trình tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang, ngành Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội trên địa bản tỉnh, qua đó góp phần từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tăng thêm cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế... Cụ thể từ năm 2012 đến nay, Ngành đã dành trên 236 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

 

C:\Users\User\AppData\Local\Temp\3.Pho Thong doc Dao Minh Tu dai dien nganh Ngan hang trao tang tuong trung ho tro ASXH cho Lanh dao tinh Ha Giang.jpg

 

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trao tượng trưng số tiền ASXH của ngành Ngân hàng cho Lãnh đạo tỉnh Hà Giang

 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao thành tích mà tỉnh Hà Giang đạt được trong năm qua, nhất là  đã chủ động tìm lối ra, cách làm từ lợi thế so sánh của mình. Tỉnh đã nỗ lực vượt lên khó khăn về vị trí địa lý, đạt kết quả đáng khích lệ tạo tiền đề cho phát triển bền vững, quy mô lớn trong tương lai. Số hộ nghèo giảm bình quân khoảng 5%/năm, tăng trưởng GRDP đạt 7%, xuất khẩu đến trên 2,5 tỷ USD, nộp ngân sách gần 2.000 tỷ trong năm nay, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 55%...

 

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, với sự hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm hợp tác của Hà Giang, nhất định các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ đóng góp, vượt lên khó khăn để phát triển Hà Giang thành một tỉnh khá giả về kinh tế, hài hòa bền vững về xã hội và môi trường, góp phần xứng đáng vào vẻ đẹp bất tận của Tây Bắc cũng như toàn ngành du lịch Việt Nam.

 

Để góp phần hiện thức hóa tầm nhìn, tiềm năng này, Thủ tướng gợi ý một số giải pháp: Trước hết, quan điểm một Chính phủ kiến tạo, liêm chính và đồng hành cùng doanh nghiệp phải được thực hiện ở Trung ương và cả địa phương; Thứ hai, phát huy tính năng động, chủ  động và sáng tạo của địa phương từ lãnh đạo cho đến các sở, ngành và trực tiếp là đến các chuyên viên trong việc giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tư; Thứ ba, cần làm tốt công tác truyền thông về hình ảnh và bản sắc địa phương, phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, đa dạng hóa sản phẩm, khôi phục và phát huy các giá trị lễ hội, văn hóa truyền thống; Thứ tư, tỉnh cũng cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.

 

Hà Giang cần tăng khả năng và cơ hội tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp, bảo đảm công bằng và minh bạch trong quyền tiếp cận đất đai; tối đa hóa giá trị khai thác và lợi ích kinh tế cho địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu tổng thể để phát triển nông nghiệp theo 3 trụ cột quan trọng là sản xuất theo mô hình hữu cơ, sạch; tiếp tục phổ cập ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến; tập trung nguồn lực để xây dựng và nâng cấp thương hiệu, là phương cách hữu hiệu để nâng tầm giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

 

Theo SBV

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
Tin cũ hơn
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
14/11 Ngân hàng Việt Nam – Những dấu ấn của 10 tháng đầu năm 2017
10/11 Hội thảo quốc tế thường niên “Ngân hàng và Fintech: Cơ hội và thách thức”
09/11 Tín dụng chính sách là công cụ quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững
07/11 Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam
06/11 Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017 (VEPF) “Mobile Payment - nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt”
06/11 Thống đốc Lê Minh Hưng: Tăng trưởng nhưng phải đảm bảo mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô
01/11 An ninh mạng, An ninh khách hàng và cách mạng công nghệ tác động mạnh đến thanh toán quốc tế
01/11 Moody’s nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.800
-0,20 (-0,61%)


26.04.2024

Khối lượng giao dịch 8.972.900
(+80,77%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1209,52
(+0,38%)