Việt Nam thuộc top nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
VnExpress - 17/04/2014       

Với 11 tỷ USD kiều hối trong năm 2013, Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia thu hút kiều hối lớn nhất toàn cầu, theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB).

 Ngân hàng Thế giới vừa công bố Báo cáo Di cư và Phát triển. Theo đó, năm 2013, kiều hối toàn cầu đạt 542 tỷ USD. Con số này được dự đoán tăng lên 581 tỷ USD năm 2014 và 681 tỷ năm 2016.

WB nhận định kiều hối về các quốc gia đang phát triển sẽ tăng 7,8% so với năm ngoái, lên 404 tỷ USD. Đây là nguồn thu từ bên ngoài quan trọng với nhóm nước này, vượt xa các hỗ trợ tài chính chính thức và ổn định hơn cả dòng vốn đầu tư nước ngoài. Với rất nhiều quốc gia trong nhóm này, kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng, lớn hơn cả nguồn thu từ xuất khẩu, và giúp trang trải đáng kể chi phí nhập khẩu.

 Năm 2013, hầu hết kiều hối vào các khu vực trên thế giới đều tăng. Một phần do chi phí chuyển tiền qua các kênh chính thức giảm. Quý I năm nay, tính trung bình toàn cầu, chi phí này chỉ còn bằng 8,4% giá trị giao dịch, so với 9,1% cùng kỳ năm trước đó.

Ấn Độ là nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới, với 70 tỷ USD. Theo sau là Trung Quốc (60 tỷ USD), Philippines (25 tỷ USD) và Mexico (22 tỷ USD). Việt Nam xếp thứ 9 trong danh sách này với 11 tỷ USD.

So với năm 2012, thứ tự 9 nước đầu không thay đổi. Thời điểm đó, Việt Nam cũng đứng thứ 9 thế giới về thu hút kiều hối với 10 tỷ USD. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ kiều hối trên GDP, quốc gia dẫn đầu lại là Tajikistan (52%), Cộng hòa Kyrgyz (31%) và Nepal, Moldoval (cùng 25%).

 

ver500-7280-1397536340.jpg



 Kiều hối về khu vực Đông Á – Thái Bình Dương ước đoán tăng 4,8% năm 2013, lên 112 tỷ USD. Số liệu tăng mạnh nhất là tại Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Lượng người di cư trong khu vực này khá lớn, chủ yếu do sự chênh lệch về cơ hội và thu nhập. Tuy nhân công tay nghề thấp chiếm phần lớn số này, nhu cầu nhân lực chất lượng cao tại đây vẫn đang tăng lên. Với việc năm 2015, người lao động có thể tự do đi lại trong nhóm nước ASEAN, kiều hối vào khu vực này ước tính vượt 148 tỷ USD năm 2016.

Trong ngắn hạn, WB nhận định triển vọng kiều hối toàn cầu vẫn mạnh. Tuy nhiên, việc này còn rủi ro, chủ yếu do người dân quay về nước vì xung đột hoặc bị trục xuất từ nơi đang làm việc.


Theo VnExpress

 


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
14/04 Phải thường xuyên tiến hành hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
07/04 Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giảm lãi suất các khoản vay cũ để gỡ khó cho DN
03/04 Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng đã tăng trưởng trở lại
03/04 Ngân hàng lạc quan vào quý II
01/04 BIDV được góp bổ sung 19,5 triệu USD để tăng vốn điều lệ cho LVB
31/03 Thử tính chuyện hạ trần lãi suất thêm 50 điểm
28/03 Ngân hàng thương mại không có cửa “lách” nợ xấu
28/03 VAMC dự kiến mua 3.000 tỷ đồng nợ xấu trong quý I/2014
27/03 SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 5.460 tỷ đồng
26/03 BacABank hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 3.700 tỷ đồng

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.800
-0,20 (-0,61%)


26.04.2024

Khối lượng giao dịch 8.972.900
(+80,77%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1209,52
(+0,38%)