Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm
08/09/2017       
Ngày 01/9/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản, quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
 
 

Theo Nghị định, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

 

Nghị định quy định rõ các biện pháp bảo đảm phải đăng ký gồm: (i) Thế chấp quyền sử dụng đất; (ii) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (iii) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; d) Thế chấp tàu biển.

 

Các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu gồm: (i) Thế chấp tài sản là động sản khác; (ii) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; (iii) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

 

Nghị định cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.

 

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

 

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định trên.

 

Người yêu cầu đăng ký có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm theo một trong các phương thức: (i) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; (ii) Nộp trực tiếp; (iii) Qua đường bưu điện; (iv) Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

 

Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

 

Nghị định cũng quy định cụ thể việc công bố thông tin về biện pháp bảo đảm. Theo đó, chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở này. Thông tin được công bố gồm: Tên dự án, địa chỉ của dự án, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thời điểm đăng ký…

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2017 và thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, đồng thời bãi bỏ Điều 1 Nghị đính số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/2/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo dảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật.

 

Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định mới ban hành quy định: Giao dịch bảo đảm được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa đăng ký nhưng vẫn còn hiệu lực, thì được đăng ký theo Quy định của Nghị định này. Giao dịch bảo đảm đã đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì không phải đăng ký lại theo quy định của Nghị định này.

 

Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm cho đến khi thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.

 

Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này và hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển và tài sản là động sản khác theo quy định tại Nghị định này.

 

Theo SBV

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
01/09 Quán triệt các TCTD xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu
31/08 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2017: Phấn đấu hoàn thành Kế hoạch năm 2017
22/08 Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD
21/08 VAMC tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm đầu tiên theo Nghị quyết 42
21/08 Tín dụng hướng theo cách mạng công nghiệp 4.0
03/08 Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Đề án cơ cấu lại QTDND gắn với xử lý nợ xấu trên địa bàn TP. Hà Nội
01/08 Khai trương triển khai thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ qua NHNN
31/07 Ngân hàng - Doanh nghiệp vào cuộc vì kinh tế xanh
21/07 Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020
21/07 Thống đốc Lê Minh Hưng: Ngành Ngân hàng xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, khơi thông nguồn vốn

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.600
+1,10 (3,49%)


24.04.2024

Khối lượng giao dịch 5.161.000
(-52,17%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1200,80
(+1,99%)