Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD
22/08/2017       

Ngày 22/8/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự ánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Dương Quốc Anh và Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh chủ trì Hội thảo.


Sau 04 năm triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012, đến nay, về cơ bản, việc cơ cấu lại hệ thống TCTD đã đạt được một số kết quả nhất định. Các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn; Hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, chủ yếu sử dụng các nguồn lực xã hội và không sử dụng trực tiếp tiền của ngân sách nhà nước. Số lượng TCTD đã giảm được khoảng 22 tổ chức; Sở hữu chéo, đầu tư chéo được xử lý một bước. Tình trạng cổ đông, nhóm cổ đông lớn thao túng ngân hàng được xử lý một bước cơ bản; Các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế.

C:\Users\Tung\Documents\Downloads\8 (1).jpg

Chủ nhiệm UBKT Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội Dương Quốc Anh và Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh chủ trì Hội thảo

Quá trình tổng kết, đánh giá Đề án 254/QĐ-TTg cho thấy, việc các TCTD lâm vào tình trạng yếu kém thời gian qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là các vấn đề sau: Năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và yêu cầu về quản trị rủi ro trong hoạt động; Tình trạng sở hữu, sở hữu chéo, nhóm cổ đông, chi phối đã từng bước được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa được xử lý triệt để. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD là cơ chế, chính sách về xử lý TCTD yếu kém còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề mới, phức tạp phát sinh trong quá trình xử lý TCTD yếu kém mà pháp luật chưa có quy định hoặc chưa được điều chỉnh kịp thời.

Nghị quyết số 23/2016/QH14 ngày 07/11/2016, Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội, Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ đều xác định việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại các TCTD yếu kém là nhiệm vụ trọng tâm. Như vậy, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý TCTD yếu kém theo hình thức ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD là rất cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng và cần thực hiện ngay để thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.

Theo ông Đoàn Thái Sơn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, NHNN, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cụ thể để xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tốt việc phát hiện, phục hồi, củng cố năng lực để các TCTD yếu kém có khả năng trở thành TCTD lành mạnh; bổ sung các biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả việc phát sinh mới các TCTD yếu kém, xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của TCTD. Các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD không thay đổi trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng yếu kém của TCTD. Việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân này được thực hiện theo quy định pháp luật.

C:\Users\Tung\Documents\Downloads\1 (2).jpg

Ông Đoàn Thái Sơn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, NHNN phát biểu tại Hội thảo

“Ngoài ra, việc xây dựng dự thảo Luật cần phải tham khảo kinh nghiệm của một số nước để vận dụng có chọn lọc vào điều kiện thực tế của Việt Nam”, ông Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Dương Quốc Anh đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi và thảo luận xung quanh những vấn đề chính như: Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD; Tính thống nhất của Dự thảo Luật sửa đổi lần này với các Luật khác; Căn cứ để xác định một TCTD vào kiểm soát đặc biệt; Thẩm quyền của các TCTD bị kiểm soát đặc biệt; Phương án cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt, trong đó bao gồm cả phương án tự phục hồi và xử lý pháp nhân; Thành lập, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát đặc biệt; Miễn trừ trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt; Các quy định của dự thảo Luật sửa đổi có đảm bảo tính khả thi…

Đai diện ADB chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm về phục hồi và xử lý ngân hàng. Theo đó, mỗi quốc gia cần chỉ định một cơ quan quản lý chịu trách nhiệm xử lý hoặc có thẩm quyền xử lý các ngân hàng trong phạm vi của cơ chế xử lý. Khi có nhiều cơ quan tham gia xử lý trong một quốc gia, cần quy định và phân công rõ về nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

C:\Users\Tung\Documents\Downloads\4.jpg

Các đại biểu tham gia góp ý tại Hội thảo

Đại diện ADB cũng cho biết thêm về các điều kiện tiến hành xử lý trong Chỉ thị xử lý và phục hồi ngân hàng Châu Âu. Đó là cơ quan có thẩm quyền sau khi tham vấn với cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, xác định: Tổ chức sụp đổ hoặc có khả năng sụp đổ; Không có khả năng về việc các biện pháp thay thế từ khu vực tư nhân hoặc các hoạt động giám sát sẽ ngăn ngừa sự sụp đổ của tổ chức trong khoảng thời gian phù hợp; Các hành động xử lý cần thiết đối với lợi ích người dân. Các công cụ xử lý bao gồm: (i) Bán hoạt động kinh doanh: Chuyển giao cổ phần hoặc bất cứ tài sản, quyền lợi và nợ của tổ chức tài chính cho bên thứ ba, không cần sự đồng thuận của các cổ đông và chủ nợ hiện hữu; (ii) Tổ chức bắc cầu: Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cổ phần hoặc bất cứ tài sản, quyền và các khoản nợ của tổ chức do ít nhất một cơ quan nhà nước sở hữu cho một bên pháp nhân. Cơ quan chịu trách nhiệm xử lý chỉ định bộ phận quản lý, phê duyệt các quy định, chiến lược và danh mục rủi ro của tổ chức bắc cầu; (iii) Phân chia tài sản: Chuyển bất cứ tài sản, quyền hoặc các khoản nợ của tổ chức hoặc tổ chức bắc cầu cho doanh nghiệp quản lý tài sản do cơ quan nhà nước sở hữu một phần hoặc toàn bộ; (iv) Giảm hoặc chuyển đổi các khoản nợ gốc hoặc công cụ nợ và thanh toán cho các công cụ vốn thành cổ phiếu.

Các đại biểu tham dự Hội thảo góp ý nên xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Các TCTD, làm rõ thêm phương án cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt; thẩm quyền xử lý cần cụ thể hơn…

Theo SBV

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
21/08 VAMC tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm đầu tiên theo Nghị quyết 42
21/08 Tín dụng hướng theo cách mạng công nghiệp 4.0
03/08 Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Đề án cơ cấu lại QTDND gắn với xử lý nợ xấu trên địa bàn TP. Hà Nội
01/08 Khai trương triển khai thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ qua NHNN
31/07 Ngân hàng - Doanh nghiệp vào cuộc vì kinh tế xanh
21/07 Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020
21/07 Thống đốc Lê Minh Hưng: Ngành Ngân hàng xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, khơi thông nguồn vốn
20/07 Hướng dẫn mới về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu của Tòa án Nhân dân tối cao
10/07 NHNN phối hợp tổ chức Diễn đàn thường niên về Tài chính Toàn diện khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
05/07 Thủ tướng Chính phủ: NHNN tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết về xử lý nợ xấu, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.550
-0,20 (-0,56%)


29.03.2024

Khối lượng giao dịch 4.490.100
(-36,14%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1284,09
(-0,47%)