Tín dụng hướng theo cách mạng công nghiệp 4.0
21/08/2017       

Ghi nhận từ thị trường cho thấy: Đến thời điểm này, hàng loạt ngân hàng thương mại (NHTM) đã hưởng ứng chuyển dịch cơ cấu nguồn tín dụng dành cho các doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

 

Ảnh minh họa

 

Doanh nghiệp đã chủ động kết nối

 

Hiện nay, việc áp dụng các dây chuyền công nghệ sản xuất lớn theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) ngày càng trở nên phổ biến, nhất là đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn.

 

Vì vậy, việc tăng hạn mức cung ứng tín dụng trung - dài hạn cho các DN lĩnh vực CNHT là cần thiết và cũng để tạo điều kiện cho các DN này có nguồn vốn đổi mới công nghệ, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu cùng các tập đoàn kinh tế.

 

Theo thông tin từ Sở Công Thương TP. HCM: Tính đến tháng 7/2017 Chương trình Kich off - tư vấn cải tiến chất lượng và năng suất cho DN do Trung tâm Phát triển CNHT TP. HCM và Tập đoàn Samsung phối hợp tổ chức đã tư vấn được cho 22 DN. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 29 DN vào cuối năm nay.

 

Như vậy sau 2 năm thực hiện chương trình Kich off, từ chỉ 4 DN đủ điều kiện trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Tập đoàn Samsung thì hiện đã lên tới gần 30 DN.

 

Thông tin thêm, bà Đỗ Thị Thúy Hương (Hiệp hội Điện tử Việt Nam) cho biết: Hiện nay ở ngành điện tử đã có vài chục DN nội địa bắt đầu tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm linh kiện cho các tập đoàn lớn như Samsung, Canon, LG, Panasonic… Chỉ tính riêng Samsung, hiện đã có 25 DN cung ứng cấp 1 và 190 DN cung ứng cấp 2. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của Samsung năm 2014 chỉ đạt khoảng 35% thì hiện nay đã đạt 57%.

 

Điều này cho thấy tỷ lệ các DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc bắt tay với các tập đoàn công nghiệp lớn đã có sự khởi sắc trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên theo phản ánh từ nhiều DN, khi tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, một trong những khó khăn lớn nhất đối với các DN CNHT trong nước là vấn đề nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn.

 

Ông Nguyễn Văn Hào - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí HTMP Việt Nam phân tích: So với DN trong nước, các DN CNHT nước ngoài dễ tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ từ các ngân hàng quốc tế; đồng thời cũng được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thu nhập DN khi đầu tư ở các khu công nghiệp. Trong khi đó, các DN trong nước đa số phải vay vốn NHTM với mức lãi suất cao hơn. Đồng thời hạn mức vay trung - dài hạn để đầu tư máy móc, thiết bị cũng khá hạn chế vì tài sản thế chấp của DN nội địa thường chỉ đủ để đảm bảo vay lưu động và tái đầu tư cho các đơn hàng, rất thiếu vốn để đầu tư các dây chuyền công nghệ mới.

 

VietinBank tích cực cho vay đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. HCM

 

Nhiều tín hiệu chuyển dịch

 

Trong một hội nghị kết nối Ngân hàng và cộng đồng DN khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long diễn ra vào giữa tháng 5/2017 tại Cần Thơ, DN đã kiến nghị về việc phải tăng hạn mức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu tái cấu trúc và tổ chức các liên kết chuỗi giá trị sản xuất khép kín. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến này, lãnh đạo NHNN đã chỉ đạo các NHTM trên địa bàn các tỉnh, thành Đồng bằng Sông Cửu Long nghiên cứu sâu chất lượng các chương trình kết nối ngân hàng - DN, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của DN. Theo đó, các tổ chức tín dụng cần được rà soát và phân loại khách hàng có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó đưa ra những hạn mức tín dụng hợp lý, sát với nhu cầu và sự chuyển biến trong nội tại các DN.

 

Ghi nhận từ thị trường cho thấy đến thời điểm này, hàng loạt NHTM lớn đã hưởng ứng việc chuyển dịch cơ cấu nguồn tín dụng dành cho các DN CNHT. Theo đó giữa tháng 6 vừa qua, các chi nhánh VietinBank tại khu vực TP. HCM đã ký kết các hợp đồng tín dụng với tổng trị giá hơn 8.000 tỷ đồng. Số tiền này chia đều cho khoảng 100 DN vừa và nhỏ thuộc 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Điều này cho thấy các DN có thể tiếp cận nguồn vốn không nhỏ để phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ.

 

Ở góc độ địa phương, các tháng đầu năm 2017, chính quyền TP. HCM đã ban hành Quyết định 15/2017 về hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất CNHT. Theo đó, các DN sẽ được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất cho khoản vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án với thời hạn hỗ trợ kéo dài 7 năm. Điều này cho thấy, việc kích cầu đầu tư lĩnh vực CNHT đang được TP. HCM rất quan tâm và ưu đãi khá lớn về tài chính.

 

Với mức hỗ trợ lãi suất như vậy, rõ ràng là tạo điều kiện rất lớn để các NHTM gia tăng hạn mức cho vay đối với các DN CNHT. Bởi hiện nay chương trình kết nối ngân hàng - DN tại TP. HCM đã đi qua giai đoạn “tháo gỡ khó khăn”, trở thành một chương trình có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách ưu đãi vốn khác của địa phương, trong đó có chương trình kích cầu đầu tư.

 

Khi có sự đảm bảo của chính quyền địa phương, các NHTM sẽ mạnh dạn hơn trong việc cung ứng vốn dài hạn cho các DN CNHT nhằm đổi mới công nghệ, tái cấu trúc sản phẩm.

 

Thạch Bình (Thời báo Ngân hàng)

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
03/08 Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Đề án cơ cấu lại QTDND gắn với xử lý nợ xấu trên địa bàn TP. Hà Nội
01/08 Khai trương triển khai thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ qua NHNN
31/07 Ngân hàng - Doanh nghiệp vào cuộc vì kinh tế xanh
21/07 Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020
21/07 Thống đốc Lê Minh Hưng: Ngành Ngân hàng xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, khơi thông nguồn vốn
20/07 Hướng dẫn mới về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu của Tòa án Nhân dân tối cao
10/07 NHNN phối hợp tổ chức Diễn đàn thường niên về Tài chính Toàn diện khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
05/07 Thủ tướng Chính phủ: NHNN tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết về xử lý nợ xấu, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
21/06 Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
14/06 Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tiếp tục hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.950
+1,45 (4,60%)


24.04.2024

Khối lượng giao dịch 9.012.800
(-16,46%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1205,61
(+2,40%)