Xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ chính sách và pháp luật
24/05/2017       
Ngày 23/5/2017, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội thảo “Xử lý nợ xấu – Từ góc độ chính sách và pháp luật”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Nguyễn Đức Kiên, Dương Quốc Anh; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Kim Anh và Tổng biên tập Báo Đại biểu nhân dân Đỗ Chí Nghĩa đồng chủ trì Hội thảo.
 

Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu quốc hội (ĐBQH), đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, Tòa án nhân dân Tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các ngân hàng thương mại (NHTM), các chuyên gia kinh tế, luật sư… cùng tham gia thảo luận.

 

C:\Users\Tung\Documents\Downloads\NVL_8378.jpg

Bàn chủ trì Hội thảo

 

Theo báo cáo tại Hội thảo, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản, thu hồi nợ từ thi hành án, sử dụng dự phòng rủi ro… Tính đến thời điểm 01/2017, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 616,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 349,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 56,7% tổng số nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác (chiếm 43,3%). Theo đó, nợ xấu đã được kiềm chế, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 02/2017 về mức 2,56% tổng dư nợ tín dụng. Kết quả xử lý nợ xấu của TCTD qua VAMC, lũy kế từ năm 2013 đến 31/3/2017, tổng số tiền thu hồi nợ qua VAMC đạt 53.236 tỷ đồng.

 

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, quá trình xử lý nợ xấu đến nay cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ, đặc biệt quy định của pháp luật đối với việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm giảm hiệu quả của việc xử lý nợ xấu. Trong đó có một số điểm mấu chốt sau:

 

Thứ nhất, nhiều quy định của pháp luật chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của TCTD /VAMC, cản trở việc tạo lập và phát triển thị trường mua bán nợ xấu.

 

Thứ hai, các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều vướng mắc, bất cập, không bảo đảm quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.

 

Thứ ba, thời gian xử lý nợ, tài sản bảo đảm qua tòa án không hiệu quả (thời gian giải quyết khoảng 400 ngày nhưng thực tế là khoảng 2 năm; chi phí chiếm khoảng: 29% giá trị đòi nợ; chỉ số chất lượng tố tụng tư pháp của Việt Nam chỉ đạt 6,5/18). Trong khi đó, pháp luật về tố tụng dân sự chưa cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của bên bảo đảm và quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.

 

C:\Users\Tung\Documents\Downloads\NVL_8294.jpg

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Hội thảo

 

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, để tháo gỡ triệt để được những khó khăn, vướng mắc trên và thúc đẩy nhanh quá cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016 - 2020 cần thiết phải có một văn bản pháp lý do Quốc hội ban hành mới đảm bảo tính pháp lý và khả thi trong tổ chức thực hiện.

 

Cùng với việc phản ánh, thảo luận về nhiều bất cập trong các quy định hiện hành và thực tế của các TCTD trong xử lý tài sản bảo đảm, Hội thảo ghi nhận nhiều kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quyền xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD cũng như trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan tư pháp các cấp.

 

Các diễn giả cho rằng, quan điểm xây dựng và thực thi pháp luật hiện nay cần phải được thay đổi. Với vai trò là trung gian tài chính, số tiền TCTD cho vay được huy động từ người gửi tiền. Việc không cho phép thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của TCTD sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ của TCTD, có thể gây ra tình trạng TCTD không thu hồi được các khoản nợ này. Khi TCTD không thu hồi được nợ thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, khả năng chi trả các khoản tiền gửi đến hạn đã huy động để cho vay trước đây (tiền gửi của cá nhân). Như vậy, việc TCTD không được quyền thu giữ tài sản bảo đảm như các quy định trước đây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đa số người gửi tiền. Hay nói cách khác, việc bảo vệ quyền của khách hàng chây ỳ, vi phạm cam kết theo hợp đồng sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến quyền hợp pháp của đa số người gửi tiền, tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn hệ thống TCTD, an toàn trật tự xã hội. Do vậy, việc cho phép TCTD được quyền thu giữ tài sản bảo đảm là biện pháp quan trọng để bảo đảm quyền lợi người gửi tiền phù hợp với Nghị quyết của Đảng,Quốc hội.

 

Tại Hội thảo, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cũng cho biết, Chính phủ đã giao NHNN chủ trì xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các TCTD để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV. Các nội dung của dự thảo Nghị quyết đã được NHNN, các bộ, ngành và Chính phủ chuẩn bị công phu trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo các quy định của Hiến pháp, pháp luật hiện hành có liên quan; kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong nước thời gian qua cũng như thông lệ quốc tế. Có thể nói, Bản dự thảo Nghị quyết là sản phẩm chung của nhiều cơ quan, nhiều chuyên gia, nhiều luật sư nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi và hiệu quả khi tổ chức thực hiện.

 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, điểm chú ý trong Dự thảo Nghị quyết này là không phân biệt nợ xấu của NHTM nhà nước hay NHTM cổ phần. Nghị quyết này chỉ xử lý số nợ xấu đến ngày 31/12/2016. Với các nợ xấu hình thành từ năm 2017, các ngân hàng phải thực hiện theo Luật các TCTD hiện hành và cần thiết sẽ phải sửa đổi một số điều như trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TCTD mà Quốc hội sẽ xem xét bỏ phiếu thông qua vào kì họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

 

Theo các phát biểu của nhiều đại biểu tại Hội thảo, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu bằng việc ban hành một văn bản chuyên ngành để xử lý nợ xấu dưới hình thức Nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp, nhằm thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng và cần thực hiện ngay để kịp thời thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Các chính sách quy định tại Nghị quyết được đánh giá là thiết thực, cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm tính khả thi, bảo đảm quyền chủ nợ hợp pháp, chính sách của TCTD, VAMC, quyền lợi của người gửi tiền, cũng như các bên có liên quan; khắc phục các vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm trong thời quan qua.

 

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đánh giá cao những nội dung quy định tại dự thảo Nghị quyết, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan nhà nước, từ các cơ quan Chính phủ cho đến các cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) trong quá trình giám sát, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết này có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm khả năng thực thi của Nghị quyết trong thực tế.

 

Theo SBV

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
23/05 Ngân hàng Việt Nam: Những trái ngọt của 5 tháng đầu năm 2017
19/05 Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình cho vay bình ổn thị trường
15/05 Banking Vietnam 2017: “Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam”
12/05 Tăng cường công tác an toàn kho quỹ, giao dịch tiền mặt
11/05 Hội nghị tham gia dự thảo Thông tư quy định phương pháp tính lãi
11/05 Moody’s công bố xếp hạng của 8 ngân hàng thương mại của Việt Nam - Triển vọng đã tăng lên mức Tích cực với một vài chỉ số
11/05 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017: Nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2017 là 6,7%
11/05 Tọa đàm “Tiền kỹ thuật số - Xu hướng phát triển và phản ứng chính sách”
05/05 Ngân hàng Nhà nước: Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi
04/05 Công nghệ Blockchain: "Vệ sĩ mới" của ngân hàng

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.750
+0,25 (0,70%)


28.03.2024

Khối lượng giao dịch 7.031.500
(+33,95%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1290,18
(+0,55%)