Tọa đàm “Tiền kỹ thuật số - Xu hướng phát triển và phản ứng chính sách”
11/05/2017       

Sáng ngày 11/5/2017, tại Hà Nội Chi đoàn Viện Chiến lược Ngân hàng phối hợp với Vụ II (Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng) tổ chức Toạ đàm khoa học “Tiền kỹ thuật số - Xu hướng phát triển và phản ứng chính sách” nằm trong khuôn khổ sự kiện Banking Vietnam 2017 và hưởng ứng “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2017”.

 

Tham dự Toạ đàm có đ/c Nguyễn Thị Hoà, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược Ngân hàng; đ/c Lê Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng; đại diện Vụ II - Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng, đ/c Ngô Đức Bình - Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh nhiên NHTW và một số chuyên gia, cùng đại diện Ban Chấp hành Chi đoàn các Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp của NHNN, một số NHTM...

 

C:\Users\User\AppData\Local\Temp\TDT3-1.jpg

Đại diện lãnh đạo các đơn vị tổ chức và chuyên gia tham dự Tọa đàm

 

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, đ/c Lê Phương Lan cho biết, xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số là một trong những xu hướng nằm trong tác động của Cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0, thanh niên là những người năng động và dễ bắt nhịp với những điều mới mẻ, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan tới công nghệ mới. Đối với thanh niên ngành Ngân hàng, những tiếp cận và hiểu biết công nghệ mới sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác chuyên môn, qua đó thúc đẩy sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc.

 

Trong phần trình bày của đ/c Lê Quang Trung, Đoàn viên Chi đoàn Viện Chiến lược Ngân hàng về “Tiền điện tử và xu hướng mới trên thế giới” đã nêu lên việc phân loại tiền điện tử gồm: tiền điện tử offline (thẻ trả trước, thẻ thông minh); tiền điện tử online (ví điện tử); tiền mặt điện tử (hệ thống cho phép một người có thể chi trả cho hàng hoá dịch vụ bằng việc chuyển một dãy số từ máy tính này sang máy tính khác). Phát triển tiền điện tử trong tương lai là xu thế tất yếu. Song tiền điện tử không thay thế tiền pháp định hoặc các tài sản tương đương tiền mà sẽ phát triển song song cùng nhau. Giá trị lưu trữ của tiền điện tử phụ thuộc vào lượng tiền pháp định hoặc tài sản tương đương mà nó đại diện; nếu không kiểm soát tiền mặt điện tử có thể biến tướng giống như một loại chứng khoán.

 

C:\Users\User\AppData\Local\Temp\TDT 1-1.jpg

Đ/c Lê Quang Trung, Đoàn viên Chi đoàn Viện Chiến lược Ngân hàng

 

Theo đó, việc đưa ra khái niệm chính xác sẽ làm cơ sở xây dựng khung pháp lý phát triển tiền điện tử. Bên cạnh đó cũng nên xem xét khuyến khích phát triển tiền điện tử đi cùng với các dịch vụ ngân hàng điện tử khác để tránh việc cạnh tranh gây lãng phí nguồn lực. Hay việc chỉ cấp phép phát hành tiền điện tử cho các tổ chức phát hành tiền điện tử. Cũng cần có thêm các công cụ chính sách tiền tệ mới để kiểm soát tiền điện tử khi tổng phương tiện thanh toán tăng lên và tránh làm giảm khả năng kiểm soát cung tiền của NHTW.

 

Đ/c Ngô Văn Đức, đến từ Vụ Thanh toán, NHNN chia sẻ thêm về việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và giám sát là điều vô cùng quan trọng, thông qua các Nghị định của Chính phủ về tiền ảo, tiền điện tử. Về phía cơ quan quản lý, cụ thể là NHNN, hiện đã thành lập Ban chỉ đạo Fintech của NHNN. Qua đó hoàn thiện hệ sinh thái Fintech, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực Fintech tại Việt Nam, đồng thời có những chiến lược thúc đẩy sự phát triển an toàn, hiệu quả đối với các Fintech Startups.

 

C:\Users\User\AppData\Local\Temp\TDT 4.jpg

Đ/c Ngô Văn Đức, Vụ Thanh toán - NHNN

 

Toạ đàm đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ của các đại biểu xung quanh việc phân biệt giữa tiền số hoá và tiền điện tử; những ứng dụng của tiền số hoá vào thực tế kinh doanh của các ngân hàng, xu hướng về sản phẩm, dịch vụ để tạo ra những sản phẩm ngân hàng dựa trên công nghệ tiền số hoá để cung ứng cho khách hàng hay việc ứng xử của các cơ quan Nhà nước với lĩnh vực mới là tiền kỹ thuật số... Các ý kiến từ Tọa đàm sẽ góp thêm nhiều nội dung phong phú cho sự kiện Banking Vietnam sắp tới.

 

Theo SBV

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
05/05 Ngân hàng Nhà nước: Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi
04/05 Công nghệ Blockchain: "Vệ sĩ mới" của ngân hàng
03/05 Ngành ngân hàng vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi lợn
30/04 Sản phẩm công nghệ mới cho ngành Tài chính - Ngân hàng
25/04 3.200 tỷ đồng cam kết tài trợ vốn tín dụng cho tỉnh Trà Vinh
25/04 Quy định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ
04/04 Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020
04/04 Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 của Chính phủ
04/04 NHNN ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về hải quan một cửa và tạo thuận lợi thương mại của NHNN
04/04 Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
31.600
-1,10 (-3,36%)


19.04.2024

Khối lượng giao dịch 13.040.500
(-32,24%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1174,85
(-1,52%)