Ngành Ngân hàng - với đầu tư cho phát triển kinh tế Tây Nguyên
10/03/2017       
Ngày 11/3/2017, tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lắk sẽ diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4, đây là Hội nghị nằm trong chuỗi các sự kiện của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2017 (từ ngày 8 – 13/3/2017). Hội nghị này có sự tham gia và đồng hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số ngân hàng.

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

 

Tây Nguyên là vùng đất với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển. Nơi đây rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm; điều trong đó cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở miền đất này. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Đặc biệt cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, đồng thời cũng được xem là mái nhà của miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn...

 

Về địa lý, Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt về quân sự, quốc phòng, bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế; đây là vùng cao nguyên trải dài nằm tiếp nối với dãy Trường Sơn hùng vĩ, tạo thành một bức tường thiên nhiên liên hoàn, hiểm trở. Quá trình Nam tiến của nhiều thế hệ người Việt gắn liền với việc khai mở tuyến đường mòn Trường Sơn, vượt qua dãy Hải Vân tiến vào kiểm soát Tây Nguyên, làm chủ cả vùng Nam Trung Bộ, rồi Nam Bộ, và tiến ra Biển Đông đóng giữ tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

Về mặt Văn hóa, Tây Nguyên có Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh và không ai khác, chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này chính là cư dân các dân tộc Tây Nguyên như Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Cồng chiêng Tây Nguyên còn là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian... Với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.

 

Xác định được tầm quan trọng như vậy của mảnh đất Tây Nguyên, nhiều năm gần đây, Đảng - Nhà nước - Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho vùng đất này. Minh chứng rõ nét nhất là nhiều Hội nghị quan trọng đã diễn ra nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của vùng đất chiến lược này.

 

Các hội nghị tổ chức ở đây nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên, đồng thời còn là diễn đàn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận về chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn các nguồn vốn cho phát triển cả vùng trong thời gian tới.

 

Hầu hết các Hội nghị này đều có sự tham gia và đồng hành của NHNN Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại. Tại các hội nghị xúc tiến đầu tư, nhiều ngân hàng thương mại đã ký kết các hợp đồng tín dụng tài trợ cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế vùng.

 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng GRDP của vùng đạt 7,19%/năm, bằng 4,92 lần tốc độ tăng dân số. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 5,91%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,19%, khu vực dịch vụ tăng 7,27%. Đặc biệt giai đoạn này ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của vốn đầu tư vào Tây Nguyên, đạt 265,7 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với giai đoạn 2006 – 2010.

 

Năm 2016, kinh tế Tây Nguyên giữ vững đà tăng trưởng. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn đạt trên 151 nghìn tỷ đồng, tăng 7,47% so với cùng kỳ… Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, cải thiện vị thế của Tây Nguyên.

 

Những kết quả tích cực Tây Nguyên đạt được trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp lớn của các diễn đàn xúc tiến đầu tư. Qua 3 lần tổ chức, Hội nghị Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội Tây Nguyên đã trở thành sự kiện có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và quảng bá du lịch; tạo cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu; góp phần huy động các nguồn lực phát triển nhanh và bền vững, thực hiện an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.

 

Năm nay, ngày 11/3, tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lắk sẽ diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4, dự kiến có khoảng 500 đại biểu tham dự bao gồm: các Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán của các nước; các tổ chức tài chính quốc tế; các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại tại TP Hồ Chí Minh; doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và rất đông các đại biểu trong nước…

 

Theo Ngân hàng Nhà nước 

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
02/03 Gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao không phải là ngân sách cấp bù
24/02 NHNN chủ trì phiên họp APEC về tài chính toàn diện: “Tài chính toàn diện trong hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn”
22/02 NHNN được giao xây dựng báo cáo tiếp cận về vốn tín dụng
22/02 VAMC: Mục tiêu xử lý 33 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017
21/02 NHNN Việt Nam chính thức có thêm Vụ Truyền thông
16/02 Những thay đổi cơ bản của cơ chế cho vay mới theo Thông tư 39
14/02 NHNN đề xuất 9 bước xử lý các TCTD yếu kém
13/02 Đảm bảo minh bạch trong cho vay, vì quyền lợi khách hàng
08/02 Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô
25/01 Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
32.250
+0,75 (2,38%)


24.04.2024

Khối lượng giao dịch 4.077.100
(-62,21%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1197,03
(+1,67%)