Hội thảo "Giải pháp tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa"
06/10/2017       
Ngày 5/10/2017, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Hội thảo do Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú; Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương; Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp Phạm Ngọc Tuấn và Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Nguyễn Quốc Hùng đồng chủ trì.
 
 

Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo một số Vụ, Cục thuộc NHNN: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo thống kê, Viện Chiến lược ngân hàng, Vụ Pháp chế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Công ty Quản lý và khai thác tài sản (VAMC), Vụ Truyền thông; Đại diện Lãnh đạo VCCI, các Hiệp hội, doanh nghiệp (DN), tổ chức tín dụng (TCTD) và nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính - ngân hàng.

 

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa quan hệ tín dụng hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đẩy mạnh nguồn vốn vào nền kinh tế, đưa ra những giải pháp khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, giúp DNNVV phát triển ngày càng ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

 

Tại Hội thảo, ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, tại Việt Nam, hiện nay DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Bên cạnh việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế, rõ ràng cộng đồng DNNVV đang đóng góp cho sự ổn định công ăn việc làm, góp phần khắc phục rủi ro cho nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

 

Đối với ngành Ngân hàng, DNNVV được xác định là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân, là một trong năm lĩnh vực ưu tiên cần đầu tư vốn để phát triển. Trong những năm qua, NHNN bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh. NHNN đã chủ động, linh hoạt sử dụng và điều hành các công cụ chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định và từng bước hạ lãi suất, kiểm soát tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và mở rộng tín dụng hiệu quả; chỉ đạo các TCTD cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV.

 

D:\SBV\VTT\IMG_8414.jpg

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội thảo

 

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhận thấy, giải pháp tín dụng cho DNNVV không phải chủ đề mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Bởi thực tế hiện nay, phía DN vẫn kêu khó tiếp cận nguồn vốn, trong khi NHTM cũng gặp khó khăn khi mở rộng tín dụng cho DNNVV. Song Phó Thống đốc cũng cho hay, điều này đã giải quyết được một cách rất tích cực qua các cơ chế của nhà nước như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ. Giới DNNVV ai cũng thừa nhận sự quyết liệt từ Chính phủ, đặc biệt khi Quốc hội vừa ban hành Luật dành riêng cho DNNVV.

 

“Chúng ta đừng kêu khó mà hãy đề xuất các biện pháp để giải quyết những khó khăn. Chính những giải pháp này sẽ giúp cơ quan quản lý sớm hoàn thiện được giải pháp gỡ vướng cho DNNVV”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

 

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Theo ông Quốc Anh, không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

 

D:\SBV\VTT\IMG_8379.jpg

Quang cảnh buổi tọa đàm

 

Các chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo đều cùng chung nhận định, quan hệ tín dụng giữa NHTM và doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV đã được cải thiện theo hướng cởi mở hơn, gần gũi hơn và hiệu quả hơn.

 

Các chuyên gia cũng chỉ ra một số nguyên nhân khác như sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, DNNVV nói riêng trên thị trường trong nước và quốc tế; biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai, bão lũ ngày càng phức tạp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo đó là ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của các TCTD; chưa có sự triển khai đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương; chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV còn tồn tại nhiều bất cập... Do đó, giải pháp tín dụng cho DNNVV không chỉ phụ thuộc vào doanh nghiệp và các TCTD mà còn cần các giải pháp mang tính tổng thể với sự vào cuộc và phối hợp đồng bộ của nhiều Bộ ngành, địa phương và các giải pháp phát triển thị trường vốn.

 

Đại diện các TCTD tham dự Hội thảo có phần chia sẻ về các giải pháp tài chính toàn diện cho DNNVV.

 

Theo TS. Cấn Văn Lực có nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn cho DNNVV, song đối với các TCTD, cần lưu ý ở việc thiết kế các sản phẩm đặc thù đối với đối tượng này, tiếp tục cải thiện quy trình thẩm định, giảm thiểu chi phí và thủ tục hành chính, xây dựng thông tin đầy đủ về DNNVV. Về phía DNNVV, TS. Cấn Văn Lực đưa ra giải pháp được gói gọn trong 4 yếu tố: Minh bạch - Quản trị DN bài bản - Thiện chí - Kết nối (NH và các DN khác trong chuỗi cung ứng của mình).

 

C:\Documents and Settings\dung\My Documents\Downloads\KDK_6962.jpg

Ảnh: Đại biểu tham gia phát biếu tại Hội thảo

 

Ông Nguyễn Đình Vinh – Phó Tổng Giám đốc Vietinbank cho biết, VietinBank đã xây dựng giải pháp tài chính toàn diện để phục vụ và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng này. Theo đó, VietinBank tập trung cho 3 nhóm giải pháp chính bao gồm: Các giải pháp về chính sách tín dụng và sản phẩm; Các giải pháp về chính sách lãi suất; Các giải pháp về chính sách chăm sóc khách hàng. “VietinBank cam kết quan tâm, đồng hành cùng khách hàng trong quá trình tồn tại và phát triển, cùng chia sẻ khó khăn, hợp tác trên cơ sở đưa ra các giải pháp, tư vấn tài chính cho khách hàng”, ông Vinh khẳng định.

 

Phó Giám đốc khối SME, VPBank, ông Đào Gia Hưngthì đưa ra quan điểm của ngân hàng này là “Thiết kế sản phẩm dựa trên khó khăn của DNNVV, chứ không phải nhu cầu, vì nếu là theo nhu cầu thì tất cả 100% DN đều có nhu cầu vay vốn”.

 

Cũng tại Hội thảo này, các doanh nghiệp có cơ hội được chia sẻ về thực tế vay vốn của doanh nghiệp mình, những kiến nghị, đề xuất.

 

Ông Lâm Văn Chiểu - Phó Giám đốc Công ty TNHH Cường Tân (Nam Định) - DN sản xuất giống lúa lai F1 hàng đầu Việt Nam chia sẻ việc với diện tích sản xuất lớn nhưng là diện tích đi thuê của bà con nông dân rồi quy hoạch lại thành “Cánh đồng mẫu lớn” vùng sản xuất tập trung, với số vốn đã đầu tư xây dựng khá lớn nhưng phần đất đai sản xuất, hạ tầng cánh đồng không có giá trị thế chấp để bảo lãnh vay vốn. Do vậy, ông Chiểu đề nghị hệ thống NH cần tăng cường kiểm tra, xem xét các DN làm ăn hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ cho vay tín chấp để tạo điều kiện cho DN phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh.

 

Đại diện Công ty TNHH Toản Xuân, ông Trần Quốc Toản thì cho rằng, để nâng cao việc tiếp cận vốn, DN phải tổ chức được chuỗi sản xuất có thương hiệu cụ thể, đáp ứng được các tiêu chí sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm an toàn… theo chuẩn mực thế giới và Việt Nam.

 

Sau khi lắng nghe tất cả ý kiến từ phía các chuyên gia, các nhà khoa học, DN cũng như NHTM, PhóThống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, các NHTM cần thường xuyên giao lưu, kết nối với các Hiệp hội DN để hiểu và có cái nhìn tích cực hơn với các DN, đặc biệt với DNNVV.

 

D:\SBV\VTT\IMG_8406.jpg

Phó Thống đốc Đào Minh Tú phát biểu kết thúc Hội thảo

 

Phó Thống đốc cũng đề nghị các NHTM cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tăng cường các vốn tín dụng và điều kiện ưu đãi đối với DNNVV. Các TCTD phải coi trách nhiệm với DNNVV không chỉ là quyền lợi để đảm bảo yêu cầu, mục tiêu kinh doanh của mình mà còn là trách nhiệm. Về phía DNNVV, yêu cầu phải ngày càng minh bạch hơn về tài chính, dòng tiền, quan hệ, gắn bó sâu sắc với NH.

 

Về lãi suất cho vay, Phó Thống đốc khẳng định: Chính phủ và NHNN đều mong muốn giảm được lãi suất cho vay. Nếu trong điều kiện cho phép chúng tôi sẽ tiếp tục giảm. “Tuy nhiên, NH là trung gian, vấn đề lãi suất không thể chỉ nhìn đầu ra, mà còn là đầu vào, việc tăng hay giảm lãi suất còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của nền kinh tế”.

 

Theo SBV 

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
05/10 NHNN ban hành Kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020
05/10 Tọa đàm “Giới thiệu những quy định mới về điều kiện chung áp dụng cho các chương trình, dự án ký với IDA/IBRD"
02/10 Ngành ngân hàng kỳ vọng tăng tốc trong Quý cuối năm
29/09 Công đoàn Ngân hàng Việt Nam ủng hộ 6 tỷ đồng giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 10
28/09 Ngành Ngân hàng hỗ trợ đồng bào tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị khắc phục hậu quả cơn bão số 10
27/09 Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với Ngân hàng Thế giới về tài chính toàn diện
19/09 Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiền về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
18/09 Thông tin liên quan dự thảo Thông tư quy định xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
15/09 NHNN được giao chủ trì soạn thảo Thông tư quy định chi tiết Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD
13/09 Yêu cầu thực hiện tốt quy định về huy động vốn bằng ngoại tệ

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
31.600
-1,10 (-3,36%)


19.04.2024

Khối lượng giao dịch 13.040.500
(-32,24%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1174,85
(-1,52%)