Nâng cao hiệu quả tham gia các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng
15/11/2016       

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế” nhằm tạo cơ hội cho Việt Nam tận dụng được thị trường thế giới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất – kinh doanh để phát triển kinh tế - xã hội.

 

Việt Nam là thành viên của IMF

 

Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của 6 thể chế tài chính tiền tệ ngân hàng khu vực và quốc tế (TCTCNHQT), bao gồm: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) và mới đây nhất là Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với tư cách thành viên sáng lập.

 

Tham gia vào các TCTCNHQT sẽ góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển sâu rộng của các quan hệ kinh tế tài chính quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, thông tin, lao động… tạo cơ hội cho Việt Nam tận dụng được thị trường thế giới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất – kinh doanh để phát triển kinh tế - xã hội.

 

Do đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa khi Việt Nam tham gia hiệu quả các định chế, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực cũng như toàn cầu sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường vốn và dịch vụ tài chính ngân hàng ở các thể chế và thị trường tài chính của các nước thành viên với điều kiện thuận lợi và giá cả phù hợp để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội.

 

Tham gia vào các TCTCNHQT tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia tích cực hơn vào các quá trình hợp tác liên kết quốc tế, tham gia thiết lập trật tự kinh tế quốc tế công bằng hơn, hợp lý hơn, thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa và bình đẳng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thông qua các diễn đàn tài chính tiền tệ quốc tế.

 

Việc tham gia các tổ chức, định chế khu vực và thế giới sẽ giúp Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách tài chính tiền tệ toàn cầu, có tiếng nói được tôn trọng hơn, có quyền thương lượng và khiếu nại công bằng hơn đối với các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức, định chế quốc tế, do đó có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.

 

Để tăng cường tham gia các TCTCNHQT đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Đề án đưa ra 3 nhiệm vụ.

 

Nhiệm vụ đầu tiên là nâng cao hiệu quả tham gia các TCTCNHQT. Trong đó, tham gia tích cực vào các hoạt động, xây dựng chính sách, sáng kiến, chương trình tăng vốn, cơ cấu lại và cải cách của các tổ chức này nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam tại các TCTCNHQT, tiến tới có được các vị trí chủ chốt như Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc điều hành phụ khuyết tại các tổ chức này.

 

Tăng hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các TCTCNHQT, đẩy mạnh tư vấn chính sách và tận dụng hợp tác kỹ thuật cho phát triển kinh tế. Có kế hoạch và chiến lược tiếp cận với các nguồn vốn kém ưu đãi, thương mại và khai thác các sản phẩm khác phù hợp với vị thế của Việt Nam là nước có thu nhập trung bình; tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển.

 

Nhiệm vụ tiếp theo là tiếp cận, tham gia có chọn lọc vào các TCTCNHQT và sáng kiến thiết lập khuôn khổ hợp tác tài chính mới.

 

Cụ thể, nghiên cứu, tiếp cận và đề xuất tham gia có chọn lọc vào các TCTCNHQT quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ phát triển của khu vực và thế giới nhằm bổ sung nguồn tài chính, nguồn lực phát triển nhằm tăng cường năng lực thể chế và nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

 

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các TCTCNHQT khác, kể cả các sáng kiến, diễn đàn, hội nghị, nhóm công tác liên quan cũng như các hoạt động nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào việc xây dựng những thiết chế, khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực.

 

Nhiệm vụ khác là xây dựng và phát triển năng lực hội nhập. Cụ thể, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để áp dụng, triển khai và thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của Việt Nam tại các TCTCNHQT.

 

Bên cạnh đó, xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tốt, có khả năng tham gia và có đóng góp tích cực vào hoạt động của các TCTCNHQT nhằm tăng cường sự tham gia, tiếng nói và vị thế của Việt Nam; nghiên cứu cơ chế, chính sách liên quan để đề xuất lộ trình, mức độ tham gia của Việt Nam với vai trò nhà tài trợ.

 


Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
14/11 Nâng cao an toàn trong thanh toán
11/11 Giữ nhịp thị trường tín dụng cuối năm
09/11 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán
05/11 Bảo đảm ổn định tỷ giá, thanh khoản dịp cuối năm
02/11 Hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao tiếp cận dịch vụ ngân hàng
25/10 Cần thông tư liên Bộ để gỡ khó xử lý nợ xấu
21/10 Đẩy mạnh tiết kiệm kích thích tăng trưởng kinh tế
21/10 Ngành Ngân hàng khuyến khích phát triển thanh toán điện tử
11/10 Tín dụng tiếp tục là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế
11/10 Dự trữ ngoại hối tăng cao kỷ lục: Tín hiệu vui với nền kinh tế

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.750
+0,25 (0,70%)


28.03.2024

Khối lượng giao dịch 7.031.500
(+33,95%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1290,18
(+0,55%)