Phiên giao dịch 21/10: Vẫn nhiều điểm nóng
21/10/2016       

Mặc dù bluechip vẫn đóng vai trò là lực hãm chính của thị trường, khiến VN-Index tiếp tục có phiên giảm điểm, nhưng trên bảng điện tử vẫn xuất hiện nhiều điểm nóng, lực cầu bắt đáy cũng hoạt động mạnh tại một số mã.

 

Trong phiên sáng, hầu hết các cổ phiếu bluechip đều giảm, tác động khá tiêu cực đến thị trường. Các báo cáo tài chính quý III/2016 dần hé mở với nhiều doanh nghiệp đã công bố số lãi khá khả quan. Tuy nhiên, nhìn chung các nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, chứng khoán, dầu khí cũng không thoát khỏi xu hướng điều chỉnh chung của thị trường trong phiên cuối tuần.

 

Tâm lý thận trọng bao trùm toàn thị trường khiến giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu, có thời điểm chỉ số VN-Index tăng hơn 1 điểm nhưng áp lực bán luôn thường trực ở ngưỡng 690 điểm khiến thị trường nhanh chóng đảo chiều.

 

Sau khi gặp khó tại ngưỡng cản 690 điểm trong những phiên vừa qua, sang phiên giao dịch chiều cuối tuần ngày 21/10, VN-Index đe dọa tại mốc 685 điểm. Trong khi lực cầu vẫn tỏ ra thận trọng quan sát thì bên bán vẫn dâng cao và tập trung ở nhiều mã lớn khiến thị trường thiếu động lực để hồi phục, chỉ số Vn-Index giằng co mạnh quanh mốc 685 điểm.

 

Cũng như phiên sáng nay, ở nhóm bluechip chỉ còn một vài mã như MWG, SSI, BVH, HSG có được sắc xanh, còn lại hầu hết đều giao dịch dưới mốc tham chiếu, trong đó, nhiều mã nới rộng đà giảm điểm như VNM giảm 0,48%, MSN giảm 0,3% và đều rơi xuống mức giá thấp nhất ngày.

 

Đáng chú ý, DPM sau công bố kết quả kinh doanh quý III/2016 thiếu tích cực khi doanh thu và lợi nhuận cùng suy giảm mạnh, trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa tới 210 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ, đã giảm điểm khá mạnh. Đóng cửa, DPM giảm 800 đồng (-2,75%) xuống sát mức giá thấp nhất ngày 28.300 đồng/CP với khối lượng khớp 1,55 triệu đơn vị.

 

Đóng cửa, sàn HOSE có 150 mã giảm và 94 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 1,56 điểm (-0,23%) xuống mức 684,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 136 triệu cổ phiếu, giá trị 2.392,3 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 24 triệu cổ phiếu, giá trị 566,5 tỷ đồng. Riêng VIC thỏa thuận hơn 8,4 triệu cổ phiếu, giá trị 361,57 tỷ đồng.

 

Trong khi đó, các mã bluechip trên sàn HNX cũng là tác nhân chính đẩy thị trường giảm sâu, cụ thể, BII giảm sàn, VCG giảm 4,14%, CEO giảm 2,75%, NTP giảm 0,72%, ACB, HUT, PVC… đều giao dịch dưới mốc tham chiếu.

 

Sàn HNX có tới 126 mã giảm, gấp hơn 2 lần số mã tăng (60 mã), chỉ số HNX-Index giảm 0,88 điểm (-1,04%) xuống 84,2 điểm. Thanh khoản giảm mạnh với khối lượng giao dịch đạt 37,35 triệu đơn vị, giá trị 405,67 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,27 triệu đơn vị, giá trị 37,62 tỷ đồng.

 

Một số mã đáng chú ý trên 2 sàn như FLC vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản thị trường với 13,69 triệu đơn vị chuyển nhượng thành công. Dù có giằng co quanh mốc tham chiếu do áp lực bán nhưng FLC vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng 1,27%, đóng cửa ở mức giá 6.380 đồng/CP.

 

Thành viên mới chào sàn vào ngày 10/10 vừa qua – DAH đã thoát được tình trạng nằm sàn, tuy nhiên, lực bán vẫn khá lớn khiến cổ phiếu này chưa thể hồi phục. Với mức giảm 2,9%, DAH lùi về mệnh giá 10.000 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh 7,55 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản.

 

Cũng giống DPM, một mã có tính đầu cơ cao là HHS vừa ra báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận 9 tháng đầu năm giảm tới hơn 58% so với cùng kỳ, đã có diễn biến khá xấu khi lùi về mức giá thấp nhất trong ngày 6.160 đồng/Cp, giảm 5,1% với khối lượng khớp lệnh 4,75 triệu đơn vị.

 

Trái lại, người anh em TCH giao động khá chóng mặt, sau gần suốt phiên sáng giảm sàn, cổ phiếu này đã khởi sắc trong phiên chiều với mức tăng 2,1% lên mức giá 29.000 đồng/CP và khớp 3,89 triệu đơn vị.

 

Bên cạnh đó, dù áp lực bán trên diện rộng thị trường nhưng cổ phiếu ROS vẫn đứng trên đỉnh cao khá vững. Với mức tăng 6,9%, ROS tiếp tục có phiên tăng trần thư 3 liên tiếp lên mức giá 67.800 đồng/CP và khớp 1,12 triệu đơn vị.
 

Trên sàn HNX, cặp đôi BII và HKB chưa thoát khỏi trạng thái giảm sàn, trong đó, BII ghi nhận phiên giảm sàn thứ 17 liên tiếp, còn HKB có phiên giảm sàn thứ 5 với lượng khớp tương ứng 0,8 triệu đơn vị và 3,2 triệu đơn vị.


Theo Đầu tư chứng khoán

Tin mới hơn
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
23/04 Công bố thông tin bầu Trưởng Ban Kiểm soát VietinBank
12/12 Announcement of time adjustment to register to buy bonds issued to the public – 2nd phase 2017
02/05 Thủ tướng Chính phủ giao NHNN hướng dẫn các TCTD giãn nợ, miễn giảm lãi vay chăn nuôi lợn
24/02 Khối ngoại mua ròng mạnh VNM trong phiên 24/2
24/02 Phiên giao dịch 24/2: Cú sốc STB
23/02 Khối ngoại tiếp tục bán mạnh cổ phiếu thép trong phiên 23/2
23/02 Phiên giao dịch 23/2: FLC và HQC vẫn hút tiền, nhưng FIT mới là "ngôi sao"
22/02 Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu HPG trong phiên 22/2
22/02 Phiên giao dịch 22/2: Tiền chảy mạnh, VN-Index may mắn thoát hiểm
Tin cũ hơn
20/10 Chốt mạnh FLC, khối ngoại trở lại bán ròng trong phiên 20/10
20/10 Phiên giao dịch 20/10: Dòng tiền đầu cơ vẫn chảy mạnh
19/10 Nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh HPG, mua ròng hơn 45 tỷ đồng trong phiên 19/10
19/10 Phiên giao dịch 19/10: Tiền chảy mạnh
18/10 Khối ngoại bán ròng VCB, cổ phiếu "cứu thị trường", hơn 10 tỷ đồng phiên 18/10
18/10 Phiên giao dịch 18/10: Bắt đầu bắt đáy
17/10 Khối ngoại bán ròng VNM sau 7 phiên mua ròng liên tiếp
17/10 Phiên giao dịch 17/10: Mất kiên nhẫn
14/10 Khối ngoại mua ròng 330 tỷ đồng trong phiên 14/10
14/10 Phiên giao dịch 14/10: Đuối sức

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
31.600
-1,10 (-3,36%)


19.04.2024

Khối lượng giao dịch 13.040.500
(-32,24%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1174,85
(-1,52%)