Thủ tướng: 'Nợ xấu giảm còn 2,9%'
20/10/2015       

Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII diễn ra sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tính tới tháng 9, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 2,9%, giảm mạnh so với mức 17,4% vào tháng 9/2012 - thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo Bộ Chính trị và Chính phủ khi xây dựng đề án xử lý nợ xấu.

Trước đó, trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội , Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cam kết cuối năm nay sẽ đưa nợ xấu về 3% tổng dư nợ, mức bình thường theo thông lệ của quốc tế.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ đánh giá nợ xấu chưa được xử lý một cách triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ chưa thực sự hiệu quả. Các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro, kể cả khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm nguồn thu ngân sách.

Do đó, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong thời gian tới là phải tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và VAMC hoạt động thực chất, an toàn, hiệu quả theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, các quy định pháp luật cũng cần sửa đổi theo hướng tăng cường quản lý, kiểm soát doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để hạn chế, kiểm soát sở hữu chéo, đầu tư chéo...

"Đối với các ngân hàng có quan hệ sở hữu chéo lớn thì buộc phải sáp nhập vào nhau", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - ông Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng quá trình xử lý nợ xấu đã đạt được kết quả bước đầu, giảm dần số lượng các ngân hàng yếu kém, song, doanh nghiệp trong nước còn vô cùng khó khăn thì xử lý nợ xấu khó mang lại thực chất. Một số ý kiến trong Ủy ban đề nghị đánh giá hoạt động của VAMC và cơ chế, chính sách mua ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém với giá 0 đồng cần công khai, minh bạch.

Trong 8 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại 3 ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng, gồm Ngân hàng Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương và 3 ngân hàng khác đã bị sáp nhập. Từ nay đến cuối năm 2015, các ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục được xử lý dứt điểm.

Theo Vnexpress.net

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
05/10 Tái cơ cấu ngân hàng là điểm sáng trong tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế
29/09 Đến 21/9, tín dụng tăng 10,78%
28/09 NHNN giảm mạnh lãi suất tiền gửi bằng USD
18/09 Đến 15/9: VAMC đã mua được hơn 82 nghìn tỷ đồng nợ xấu
18/09 Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của 9 ngân hàng Việt
11/09 Cuối tháng 9, nợ xấu chắc chắn đưa về mức 3%
08/09 Tín dụng tăng 9,54% sau 8 tháng
19/08 Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm 1%, nới biên độ lên 3%
12/08 Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỷ giá lên 2%
24/07 Ra mắt Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
31.600
-1,10 (-3,36%)


19.04.2024

Khối lượng giao dịch 13.040.500
(-32,24%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1174,85
(-1,52%)