Ngân hàng siết vốn dài hạn
NLD - 03/01/2013       

Các gói ưu đãi lãi suất hiện chỉ dành cho doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn; các ngân hàng không mặn mà với cho vay trung, dài hạn.

 

Theo thống kê của Ngân hàng (NH) Nhà nước, đến cuối tháng 12-2012, lãi suất cho vay ngắn hạn dành cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu phổ biến từ 10%-13%/năm, vay sản xuất kinh doanh thông thường từ 11% - 15%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay trung, dài hạn vẫn còn khá cao, ngay các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu vẫn ở mức 14,6%-17,5%/năm…

 

 

Lãi suất cao, khó vay

 

Không chỉ phải chịu lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết việc vay vốn trung, dài hạn để mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ... hiện rất khó. Phó tổng giám đốc một NH TMCP tại TPHCM thừa nhận lãi suất cho vay trung, dài hạn phụ thuộc vào khoản tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên cộng chênh lệch khoảng 3% -4%/năm. Với mức lãi suất này, các DN rất khó vay vốn để đầu tư dự án trung, dài hạn trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

 

Tại TPHCM, theo Cục Thống kê TP, lãi suất cho vay trong năm được điều chỉnh giảm mạnh nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng chậm. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP đến cuối tháng 12-2012 ước đạt 821.300 tỉ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ tín dụng trung, dài hạn chỉ chiếm khoảng 42%, còn lại là dư nợ tín dụng ngắn hạn.

 

Tại nhiều NH, tín dụng trung, dài hạn chỉ chiếm khoảng 30%-40% dư nợ tín dụng nhưng nhiều NH vẫn không mặn mà cho vay. Tại NH TMCP Quốc tế (VIB Bank), NH đầu tiên công khai lãi suất cho vay đối với khách hàng, hiện cũng chỉ niêm yết các khoản cho vay ngắn hạn từ 1-3 tháng, nhiều khoản cho vay có kỳ hạn 6-12 tháng chưa được niêm yết...

 
Ông Phạm Linh, Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Phương Đông (OCB), cho biết OCB vẫn cho vay các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạo, nhà máy cao su… nhưng phải là các dự án thật sự tốt.
 
Bởi cho vay trung, dài hạn độ rủi ro cao nên lãi suất phải cao và NH cũng rất thận trọng trong việc giải ngân. Một lãnh đạo NH khác giải thích: Cho vay trung, dài hạn nhiều sẽ không mang lại những dịch vụ khách hàng cá nhân, khó duy trì hoạt động cho vay hằng tháng… nên NH không thiết tha. Một số NH cũng lập luận tín dụng trung, dài hạn không phát triển bởi DN ngại đầu tư khi khả năng mở rộng thị trường, đầu ra sản phẩm còn khó…

 

Không bình thường

 

Theo các chuyên gia kinh tế, việc dư nợ tín dụng tăng chậm hơn tốc độ tăng của phương tiện thanh toán cho thấy xu hướng bất bình thường đang diễn ra, khi NH thừa thanh khoản nhưng DN lại không thể tiếp cận hoặc vây vốn. Trước đó, năm 2011, DN  đã phải chịu “khát vốn” khi tín dụng thắt chặt. Kết quả, nhiều DN phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn khiến rủi ro cao, mất cân đối nguồn vốn và gánh chịu không ít thiệt hại…

 
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, nhận xét dù lãi suất cho vay đã hạ nhiều so với hồi đầu năm 2012 nhưng vẫn còn cao. Ngay cả DN xuất khẩu dù được vay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ nhiều chính sách nhưng vẫn khó lòng cạnh tranh với DN nước ngoài.
 
Trong khi đó, dù thị trường khó khăn, sức mua suy giảm nhưng muốn tồn tại và phát triển lâu dài, DN vẫn phải đầu tư đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh. “Dù bàn nhiều đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chính sách hỗ trợ về tài chính cho việc chuyển dịch, tín dụng hỗ trợ trung, dài hạn để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ… lại chưa được đáp ứng tương xứng” - ông Hưng nói.
 
TS Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng nếu thị trường chứng khoán, bảo hiểm phát triển sẽ giúp DN huy động lượng vốn dài hạn, ổn định hơn nhưng cả 2 thị trường này hiện đều gặp khó.
 
Vì vậy, DN đành phải trông chờ vào tín dụng từ NH. Tuy nhiên, các NH hiện chủ yếu huy động vốn ngắn hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng vì ít khách hàng gửi tiền dài hạn nên cũng không dám cho vay dài hạn vì e ngại rủi ro. Đây chính là sự mất cân đối cung cầu tín dụng hiện nay.
Tệp đính kèm:  
Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
25/12 Chính phủ: Tín dụng năm 2012 ước tăng 6,45%
25/12 Chính phủ: Chỉ còn 1 trong số 9 ngân hàng yếu kém đang tiếp tục chờ phê duyệt
24/12 Ngân hàng Nhà nước giảm các trần lãi suất
18/12 Fitch: Ngân hàng Việt Nam duy trì triển vọng ổn định trong năm 2013
11/12 9 ngân hàng lọt top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012
10/12 Thống đốc NHNN: Khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào việc tái cơ cấu các TCTD
06/12 Doanh thu dịch vụ ngân hàng tăng 20-30%
05/12 Danh sách 8 ngân hàng xin kinh doanh vàng miếng
04/12 Phó Thủ tướng: Việt Nam sẽ xử lý được nợ xấu
27/11 Tín dụng ước tăng 2,35%, cán cân thanh toán thặng dư 8 tỷ USD

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.650
-0,10 (-0,28%)


29.03.2024

Khối lượng giao dịch 234.400
(-96,67%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1290,43
(+0,02%)