Giao dịch liên ngân hàng: Không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên
19/06/2012       
 
Thông tư mới của NHNN cũng quy định rõ hoạt động cho vay, đi vay LNH được thực hiện bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. 
 
Hôm nay, NHNN ban hành Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 
 
Thông tư này thay thế Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế vay vốn giữa các TCTD và các quy định về hoạt động cho vay, đi vay và mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại các văn bản khác của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trái với quy định tại Thông tư này hết hiệu lực thi hành.
 
Lý do để NHNN  ban hành Thông tư là quy chế vay vốn giữa các TCTD đã thực hiện được gần 11 năm. Đến nay, một số quy định của Quy chế không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và bộc lộ những vấn đề bất cập giữa thực tiễn hoạt động của thị trường với yêu cầu quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. 
 
Bên cạnh đó, căn cứ pháp lý để xây dựng Quy chế cũng có sự thay đỏi sau khi hai Luật NHNN và Luật Các TCTD mới được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2011. Một số quy định của Quy chế liên quan tới giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán GTCG giữa các TCTD cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp với quy định tại Luật NHNN và Luật các TCTD.
 
Đối tượng và phạm vi áp dụng:
 
-   Đối tượng điều chỉnh bao gồm: ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
 
-   Thông tư hướng dẫn hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn: giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên thị trường tiền tệ.
 
- Quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi. tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD, chị nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
 
Điều kiện tham gia giao dịch: Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro và không bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hạn chê, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm thực hiện giao dịch, không có các khoản nợ quá hạn đối với các giao dịch liên ngân hàng từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch (đối với bên đi vay)
 
Nguyên tắc giao dịch: quy định hoạt động cho vay, đi vay chỉ được thực hiện thông qua trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 
Thời hạn giao dịch: Dưới một năm (ngắn hạn).
 
Mục đích cho vay, đi vay: Để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn.
 
Lãi suất cho vay, mua, bán GTCG: do các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thỏa thuận và trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thườnng, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay liên ngân hàng để các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện.
 
Hợp đồng giao dịch: các giao dịch cho vay, đi vay và mua, bán có: kỳ hạn phải được lập thành hợp đồng.
 
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với các hoạt động cho vay và mua có kỳ hạn GTCG theo quy định của Thống đốc NHNN.
 
Hình thức thanh toán: Các giao dịch bằng đồng Việt Nam của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử LNH phải thực hiện thanh toán qua hệ thống thành toán điện tử LNH.
 
Ngoài các nội dung trên, Thông tư còn quy định một số các nội dung về: tính pháp lý của các hình thức giao dịch điện tử; tính pháp lý và nội dung chính của giấy xác nhận giao dịch; quy trình thực hiện mua, bán có kỳ hạn GTCG, quy định việc áp dụng mẫu họp đồng trong các giao dịch cho vay, đi vay và múa, bán GTCG; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm của các Vụ, cục, chi nhánh ngân hàng Nhà nước trong việc theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định của Thông tư.

Theo SBV

 

Tin mới hơn
13/02 Tập trung triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu
06/02 Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là một nhiệm vụ trọng tâm
11/01 Những nội dung triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018
10/01 “Ngân hàng vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
08/01 Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
12/12 Hội nghị tập huấn phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng
01/12 Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch
28/11 Các ngân hàng tiếp tục cam kết tài trợ vốn tín dụng trên 1.844 tỷ đồng cho tỉnh Hà Giang
27/11 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47
21/11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao
Tin cũ hơn
08/06 Từ 11/6: trần lãi suất huy động còn 9%, bỏ trần lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng
07/06 Thống đốc: Nợ xấu toàn hệ thống lên đến 10%
28/05 Huy động vốn và cung tiền tăng mạnh
21/05 Lãi suất cao, tín dụng Top 5 ngân hàng niêm yết giảm mạnh
18/05 Tăng trưởng tín dụng cuối tháng 4 vẫn âm 0,66%
04/05 Thông tư 14: Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực
11/04 "Tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm chỉ giảm 0,4%"
10/04 Lãi suất huy động không quá 12%/năm
09/04 Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 130.000 tỷ đồng để mua ngoại tệ
09/04 VietinBank chiếm thị phần tín dụng lớn nhất trong số các ngân hàng niêm yết

 

Cổ phiếu CTG Bảng giá trực tuyến
35.750
+0,25 (0,70%)


28.03.2024

Khối lượng giao dịch 7.031.500
(+33,95%)
Chỉ số ngành 47,23
(+0,32%)
VNIndex 1290,18
(+0,55%)